Ngày 1 tháng 12 năm 2018, người Mỹ đã dàn dựng một vụ phá hoại quốc tế thực sự gây rúng động thế giới. Theo yêu cầu từ Mỹ, lực lượng an ninh Canada đã bắt giữ "công chúa Huawei" - Mạnh Vãn Chu tại sân bay Vancouver. Mạnh Văn Chu không chỉ là giám đốc tài chính của gã khổng lồ viễn thông. Cô còn là con gái lớn của nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi. Khối tài sản của nhà tài phiệt huyền thoại người Trung Quốc này lúc bấy giờ là hơn ba tỷ USD.
Về phía mẹ, tổ tiên của Mạnh Vãn Chu thuộc giới tinh hoa chính trị của tỉnh Tứ Xuyên và thuộc gia tộc của nhà cải cách nổi tiếng Đặng Tiểu Bình. Theo tin đồn, Nhậm Chính Phi muốn bổ nhiệm chính con gái lớn Mạnh Vãn Chu làm người thừa kế nên trước đã chuyển giao Huawei cho cô quản lý.
Thế mà công chúa Trung Quốc đã bị bắt tại sân bay và bị tống vào tù như thể cô là một kẻ tái phạm.
Mạnh Vãn Chu phạm phải tội gì?
Chính thức thì cô bị cáo buộc về một số thỏa thuận bí mật giữa Huawei và Iran có thể cô có thể không thông báo cho HSBC, do đó ngân hàng Anh này có khả năng bị Mỹ trừng phạt.
Tuy nhiên ngay từ ban đầu đã rõ ràng rằng tất cả điều này chỉ là một cái cớ. Giám đốc tài chính của các tập đoàn hàng đầu không bị tóm ở một nước khác và không bị bỏ tù vì một số thỏa thuận chưa được chứng minh. Mạnh Vãn Chu trở thành con tin trong cuộc chiến thương mại mà Hoa Kỳ khơi mào chống lại Trung Quốc và đầu tàu của nền kinh tế Trung Quốc - công ty Huawei.
"Tội ác" thực sự của Mạnh Vãn Chu là dưới sự lãnh đạo của cô, Huawei đã tăng gấp bốn lần lãi ròng từ năm 2011 đến năm 2017. Công ty cũng đã trở thành thủ lĩnh hàng đầu thế giới trong việc phát triển công nghệ 5G. Huawei đã xây dựng mạng lưới theo định dạng này trên toàn thế giới, khôn khéo kéo hàng chục quốc gia vào vùng ảnh hưởng của Trung Quốc, bao gồm cả các chư hầu của Hoa Kỳ.
Sự kiên nhẫn của người Mỹ đã cạn kiệt khi Huawei lấn sang “vùng đất thiêng”- lên kế hoạch xây dựng mạng 5G ở Anh và Canada.
Chính vì điều này mà Mạnh Vãn Chu đã phải ở Vancouver gần ba năm trong khi chờ dẫn độ sang Hoa Kỳ. Án tù của cô nhanh chóng được chuyển thành quản thúc tại gia. Cô sống trong một biệt thự riêng, nhưng vẫn là chịu sự quản thúc. Cô còn phải tự bỏ tiền túi ra để trả lương cho những người canh giữ mình. Gần ba năm trời cô không gặp con, cũng không gặp mặt cha già. Tất cả những điều này nhuốm đậm chất tàn ác vô lý đặc trưng, đã trở thành đặc điểm trong các hành động của các đối tác Mỹ thời gian gần đây.
Trung Quốc chiến đấu để giành lại "công chúa Huawei"
Vài ngày sau khi Mạnh Vãn Chu bị bắt, hai công dân Canada đã bị giữ tại Trung Quốc, đó là doanh nhân Michael Spavor và nhà ngoại giao Michael Kovrig vì nghi làm gián điệp. Spavor nhanh chóng bị kết án 11 năm tù. Chưa có bản án chính thức công bố đối với Kovrig, nhưng anh ta vẫn tiếp tục bị giam giữ. Người Canada bắt đầu yêu cầu Thủ tướng Trudeau cứu hai Michael bằng cách đem họ đánh đổi với Mạnh Vãn Chu.
Những người bên ngoài tòa án nơi đang diễn ra phiên điều trần về vụ Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu, bị giam giữ ở Canada.
© REUTERS / Lindsey Wasson
Từ cấp độ cao nhất, Trung Quốc bắt đầu gây áp lực kinh tế đối với Canada. Đất nước này thực sự đang “vướng víu” trong các quan hệ kinh doanh, thương mại, khoa học với Trung Quốc. Mỗi kỳ nghỉ cuối tuần, du khách Canada lại tới Hong Kong mua sắm. Cứ đến mùa thu, hàng nghìn nông dân Canada bán sản phẩm mà họ thu hoạch được cho Trung Quốc, hàng chục nghìn sinh viên Trung Quốc tới Canada du học.
Số liệu chính thức cho thấy có ở Canada có khoảng một triệu rưỡi người Trung Quốc sinh sống, nhưng có vẻ như họ đã mua một nửa Vancouver. Nói đâu xa, ngay cả các cuộc khảo sát về mạng 5G cũng được thực hiện bởi các chuyên gia Huawei tại Canada.
Các doanh nhân Canada từ lâu đã yêu cầu chính phủ ký kết một hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc. Nhưng ký thế nào được hiệp định, khi mà Mạnh Vãn Chu còn đang mòn mỏi trong cảnh giam cầm ở Vancouver? CHND Trung Hoa cố tình trì hoãn việc chuẩn bị hiệp định này.
Ngoại giao nhân dân hoạt động
Vụ bắt giữ Mạnh Vãn Chu thực sự khiến hàng triệu người Trung Quốc tức giận. Nhiều tháng liền, mạng xã hội Weibo của nước này dậy sóng vì "công chúa Huawei". Người dân viết đơn kêu gọi chính phủ, yêu cầu phải làm mọi thứ để giải thoát cho người đồng bào của mình. Về nguyên tắc, người Trung Quốc rất tôn trọng Mỹ, nhưng vụ việc với công ty Huawei của quê nhà khiến họ cảm thấy bị xúc phạm mạnh mẽ. Mối hận Mỹ như lửa cháy bùng bùng.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc nhiệt thành khai thác đề tài này.
Tổng biên tập của ấn phẩm Thời báo Hoàn cầu nổi tiếng đã tham gia cuộc thảo luận trên Weibo: "Tôi hỏi những người Trung Quốc tin rằng vụ kiện của Mỹ chống lại Huawei là có lý: lương tâm các vị ở đâu? Não của các vị ở đâu, bị chó xơi rồi à?!"
Vào tháng 8, Thời báo Hoàn cầu đã đăng một bản kiến nghị yêu cầu trả tự do cho Mạnh Vãn Chu ngay lập tức và vô điều kiện, ngày đầu tiên đã có hơn bốn triệu người Trung Quốc đặt bút ký tài liệu trên.
Tất cả những điều này không thể không đem lại kết quả. Mạnh Vãn Chu không được dẫn độ sang Mỹ. Vào ngày 25 tháng 9, tòa án Canada đã ra lệnh trả tự do cho giám đốc tài chính của Huawei sau khi bà đạt được thỏa thuận với công tố viên Mỹ. Mạnh Vãn Chu không nhận tội, nhưng đồng ý xác nhận một số sự kiện mà văn phòng công tố Hoa Kỳ đã trình bày với cô.
Ngay sau khi máy bay chở Mạnh Vãn Chu cất cánh bay về Trung Quốc, một chiếc máy bay chở hai Michael cũng cất cánh hướng về Canada. Chính quyền Trung Quốc đã cố tình thả Kovrig và Spavor.
Mạnh Vãn Chu được chào đón như một nữ anh hùng nhân dân tại sân bay Thâm Quyến. Máy quay truyền hình, hoa, phát sóng trực tiếp trên Internet, đám đông vẫy cờ chào đón. Một nữ doanh nhân khiêm tốn bao nhiêu năm khuất sau bóng của người cha giờ đây chỉ sau một đêm bỗng trở thành siêu sao.
Câu chuyện về cô thực sự có ý nghĩa. Cả thế giới đã chứng kiến cảnh hai siêu cường giằng co nhau để tìm cách lôi kéo Canada về phía mình. Và cuối cùng Trung Quốc đã thắng. Trong tay Hoa Kỳ chẳng có gì để chống lại sức nặng kinh tế và ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc. Đây không phải là tổn thất đáng chú ý nhất, nhưng lại rất nhạy cảm. Đương nhiên là chưa đến mức như Afghanistan, nhưng cũng không vui vẻ gì.
Có một khía cạnh thú vị khác liên quan tới vụ việc Mạnh Vãn Chu. Sự gây hấn của Mỹ lẽ ra nhằm tới mục đích chia rẽ các dân tộc thì lại gây ra hiệu ứng ngược lại – các quốc gia bắt đầu đoàn kết lại với nhau. Xung đột giai cấp vẫn còn đó, và các tỷ phú Trung Quốc nằm trong danh sách Forbes hiếm khi chiếm được tình cảm đặc biệt yêu mến của đồng bào mình.
Nhưng trong trường hợp của Mạnh Vãn Chu, thậm chí không ai nghĩ đến việc tính toán xem cô nhận được bao nhiêu tiền trong công ty của cha mình và biệt thự của cô ở Vancouver có giá bao nhiêu. Người Trung Quốc chỉ đơn giản thấy Mạnh Vãn Chu là một đồng bào của mình, người đang bị cơn lốc vô luật pháp của Mỹ vùi dập. Và họ thực sự thương cô, tình thương của một người mẹ bao năm xa đứa con rứt ruột đẻ ra.
Trong cuộc sống của xã hội có những khoảnh khắc gay gắt như vậy, khi chiến tranh xã hội lắng xuống, thay vào đó là mong muốn chung - cùng chiến đấu chống giặc ngoài. Khi người ta hiểu rằng, thì ra cùng ngồi chung một chiến hào có thể là cả những người cộng sản, những người tư bản, mấy gã hippie lòng khòng và dăm lão nông dân rậm râu. Sự khác biệt về thu nhập, suy nghĩ, thói quen bống nhiên trở thành không đáng tính đến. Mọi người gắn kết lại với nhau trước một mối đe dọa bên ngoài. Và khi đoàn kết, họ trở thành bất khả chiến bại.
Các đối tác Mỹ cho rằng họ có thể thống trị thế giới này bằng cách vi phạm mọi chuẩn mực của luật pháp, đạo đức, nhân văn. Song thực tế cho thấy rằng họ đi từ thất bại này đến thất bại khác. Những người anh em Trung Quốc có một thành ngữ hay để mô tả hành vi này: “chó cùng rứt giậu”, - họ đúc kết lại như vậy.