Khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc đe dọa thế giới thiếu hụt hàng hóa

Theo tin tức của SRF, cuộc khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc đã dẫn đến sự thiếu hụt hàng hóa Trung Quốc trên thị trường thế giới. Tình trạng mất điện đang diễn ra trên khắp cả nước. Hơn nữa, thời điểm này, ngoài các nhà máy, các khu dân cư cũng phải hứng chịu tình trạng này.
Sputnik
Người dân đang bày tỏ sự không hài lòng và Bắc Kinh lo ngại bất ổn xã hội, - như Claudia Stachel, phóng viên của kênh truyền hình Thụy Sĩ, cho biết.
Trung Quốc đang mấp mé bờ vực khủng hoảng
“Lại thêm điều này nữa, vẫn chưa đủ hay sao”, - bây giờ có lẽ nhiều người Trung Quốc nói như thế. Sau cuộc khủng hoảng bất động sản, đất nước hiện đang rúng động bởi cuộc khủng hoảng năng lượng. Tình trạng mất điện trên diện rộng, khắp Trung Quốc đang buộc các nhà máy phải ngừng hoạt động sản xuất, thepo phóng sự của Pascal Nufer.
Cả thế giới đang chờ đợi điều này: chip micro, hàng dệt may và hàng nghìn loại hàng hóa khác từ Trung Quốc. Kể từ khi đại dịch COVID bắt đầu, chúng đã trở thành mặt hàng khan hiếm. Sau lần tăng kim ngạch đầu tiên vào mùa xuân, đã có một đợt sụt giảm khác cách đây vài tuần. Trung Quốc đã đóng cửa một số cảng một lần nữa do dịch bùng phát. Nhiều nhà máy hiện đang cố gắng bù đắp thâm hụt để đạt chỉ tiêu hàng năm.
Đột nhiên, Trung Quốc cần nhiều năng lượng hơn khả năng các nhà máy điện có thể cung cấp. Ngoài ra, tất cả những điều này diễn ra vào thời điểm giá than tăng cao kỷ lục. Do đó, tình trạng mất điện bắt đầu xảy ra trên khắp cả nước. Và không chỉ có các nhà máy ngừng hoạt động.
中国押注核电

Đèn tắt và trong các khu dân cư

Thang máy lần lượt bị kẹt. Đèn giao thông không hoạt động. Bằng cách phân phối điện, chính quyền địa phương đang cố gắng tránh tình trạng quá tải mạng lưới. Nhưng khủng hoảng năng lượng cũng liên quan đến các mục tiêu khí hậu của Trung Quốc. Chính quyền nhiều địa phương đang cố tình gây sức ép để phanh gấp. Họ lo sợ rằng mức tiêu thụ năng lượng tăng lên sẽ không thể đáp ứng các tiêu chí về khí hậu của họ, phóng viên Trung Quốc Claudia Stachel cho biết.
Trung Quốc bán hạn ngạch thải thán khí thu gần 65 triệu USD trong hai tháng
Các doanh nghiệp Trung Quốc không lạ gì các biện pháp phân phối điện. Điều bất thường là các hộ gia đình tư nhân ở các thành phố lớn đã phải chịu đựng tình cảnh một cách bất ngờ. Về vấn đề này, dân chúng rất phẫn nộ. Và điều này đặt ra cho chính phủ Trung Quốc một tình thế khó xử: một mặt, họ muốn thực hiện các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng của mình, mặt khác, để tránh bất ổn xã hội. Và nếu nhu cầu về điện và nhiệt tăng lên trong những tháng mùa đông sắp tới, tình hình sẽ chỉ còn tồi tệ hơn”, - phóng viên của SRF Claudia Stachel cho biết.
Nhiều công ty quốc tế khác như Tesla và Apple cũng bị ảnh hưởng. Họ cũng phải tạm thời đóng cửa các nhà máy ở Trung Quốc.
Thảo luận