Việt Nam nhận thêm gần 1,5 triệu liều vắc-xin Pfizer từ Hoa Kỳ

Gần 1,5 triệu liều vắc-xin Pfizer do Hoa Kỳ hỗ trợ cho Việt Nam thông qua Cơ chế COVAX đã về đến sân bay Nội Bài, Hà Nội. Đây là lô vắc-xin mới tiếp nối 3 đợt trao tặng trước đó Hoa Kỳ dành cho Việt Nam.
Sputnik
Ngày 2/10, Hoa Kỳ đã trao tặng thêm 1.499.940 liều vắc-xin Pfizer-BioNTech (Pfizer) nhằm hỗ trợ Việt Nam ứng phó với Covid-19.
TP.HCM nói về ca tử vong sau khi tiêm vaccine Pfizer, nguyên nhân khiến Phi Nhung qua đời
Theo thông cáo của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, lô vắc-xin này được bàn giao thông qua cơ chế COVAX (Cơ chế phân phối vắc-xin Covid-19 công bằng toàn cầu) và vận chuyển trực tiếp từ nhà máy của Pfizer tại thành phố Kalamazoo, bang Michigan, Hoa Kỳ. Đây là lô vắc-xin thứ 4 tiếp nối 3 đợt trao tặng vắc-xin trước đó mà Hoa Kỳ dành cho Việt Nam.
Ngoài việc trao tặng 7,5 triệu liều vắc-xin (3 đợt hỗ trợ trước đã bàn giao 6 triệu liều vaccine của Moderna và Pfizer) kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Hoa Kỳ đã cam kết các khoản hỗ trợ trị giá 26,7 triệu USD nhằm giúp Việt Nam ứng phó với đại dịch.
Cơ chế COVAX do Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI), Liên minh Toàn cầu về Vắc-xin và Tiêm chủng (GAVI), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) điều hành, UNICEF đóng vai trò đối tác phân phối chủ chốt.
Hiện nay, Hoa Kỳ là quốc gia có đóng góp lớn nhất cho Cơ chế COVAX. Thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), chính phủ nước này đã đóng góp 4 tỷ USD để hỗ trợ COVAX mua và phân phối vắc-xin Covid-19 tới 92 nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình thấp.

Việt Nam tham gia đề xuất phân phối công bằng vắc-xin phòng Covid-19

Từ ngày 30/9, Ủy ban về các vấn đề văn hóa, xã hội và nhân đạo thuộc Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) bắt đầu các phiên họp trong khuôn khổ Đại hội đồng LHQ 76 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Ủy ban, Đại sứ Mohamed Siad Doualeh (Djibouti). Các phiên họp sẽ kéo dài đến hết ngày 19/11.
Pfizer cam kết cung cấp cho Việt Nam 51 triệu liều vaccine ngừa Covid-19
Thảo luận tại phiên họp, các nước cho biết đang gặp rào cản trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, tiếp cận vắc-xin phòng Covid-19. Đặc biệt, hiện các nước châu Phi có khoảng 2% trong số hơn 5,7 tỷ liều trên toàn cầu.
Nhiều nước tiếp tục nhấn mạnh, vắc-xin Covid-19 phải được coi là hàng hóa công cộng, được phân phối đồng đều và có chất lượng. Bên cạnh đó, đại diện nhiều nước cũng bày tỏ quan ngại về những khó khăn mà phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và người di cư đang phải đối mặt hiện nay.
Về hướng giải quyết tình hình trên, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý cho rằng, cần tăng cường đoàn kết toàn cầu, thúc đẩy việc sản xuất và phân phối vắc-xin công bằng, giá cả phải chăng, kịp thời và phổ cập trên toàn cầu. Nhân dịp này, Đại sứ bày tỏ sự cảm ơn chân thành của Việt Nam tới các nước đối tác, các tổ chức quốc tế và nhân dân các nước trên thế giới đã hỗ trợ Việt Nam ứng phó với đại dịch Covid-19.
Đại sứ Đặng Đình Quý cho hay: “Để xây dựng lại tốt hơn và không ai bị bỏ lại phía sau, cần có sự lãnh đạo mang tính chuyển đổi và và ý chí chính trị mạnh mẽ; các chính sách phục hồi cần bảo đảm tính bền vững và bao trùm, cùng các biện pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn lấy người dân làm trung tâm, trong đó chú trọng đến việc xóa đói giảm nghèo, cung cấp giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho mọi người dân”.
Về vấn đề bảo vệ các quyền con người, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ khẳng định, đây là lợi ích của tất cả các nước và việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người cần dựa trên cách tiếp cận, đối thoại mang tính xây dựng, không đối đầu, không chính trị hóa và không mang tính chọn lọc.
Đại dịch COVID-19
Từ chối sáng kiến của Pfizer về tiêm vắc xin tăng cường sau báo cáo về sụt giảm hiệu quả nghiêm trọng
Theo ông Đặng Đình Quý, ngoài việc không can thiệp vào công việc nội bộ, các nước cần tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị theo các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, cũng như tôn trọng điều kiện lịch sử, xã hội, văn hóa và hoàn cảnh phát triển của các nước. Các quyền dân sự và chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa hoặc quyền phát triển, đều phải được đối xử bình đẳng như nhau.
Tại phiên họp, Đại sứ Đặng Đình Quý đã nêu các thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người thời gian qua; các cam kết của Việt Nam trong đối thoại và hợp tác với các tổ chức của LHQ, các Báo cáo viên đặc biệt và Chuyên gia độc lập của Hội đồng Nhân quyền nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
Thảo luận