Bay nội địa - tại sao vẫn chần chừ, bỏ ngỏ?

HÀ NỘI (Sputnik) - Trong khi những chuyến bay quốc tế đầu tiên áp dụng "hộ chiếu vaccine" đã được nối lại, đường bay nội địa vẫn trong tình trạng tỉnh muốn mở, tỉnh không sau những đề xuất của Cục Hàng không Việt Nam. Khi nào mới có thể áp dụng 'thẻ xanh vaccine' cho người Việt vào đường bay nội địa?
Sputnik

Nhiều tỉnh, thành đồng ý mở lại chuyến bay nội địa

Chiều tối ngày 4/10, nhiều tỉnh, thành đã bắt đầu có những phản hồi đầu tiên về đề xuất nối lại chuyến bay nội địa của Cục Hàng không Việt Nam. Tiêu biểu trong đó là TP HCM, Khánh Hòa, Bình Định, Điện Biên và Phú Yên đồng tình mở lại đường bay nội địa đến các địa phương khác.
Đại dịch COVID-19
Cục Hàng không đề xuất mở lại đường bay giữa các địa phương từ ngày 5/10
Đối với đường bay TP.HCM - Hà Nội, tổ chức một số chuyến bay khứ hồi trong tuần, để giải quyết một phần nhu cầu đi lại cấp thiết giữa vùng kinh tế trọng điểm phía nam với Hà Nội và các tỉnh phía bắc.
Đối với hoạt động của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM cho biết phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giao thông vận tải an toàn. Hành khách phải tuân thủ các yêu cầu theo Chỉ thị 18/CT-UBND ngày 30.9 của UBND TP.HCM về tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM.
Ngoài ra, UBND TP.HCM đề nghị Cục Hàng không Việt Nam phân công đầu mối phối hợp Sở GTVT TP.HCM trong triển khai kế hoạch khai thác các đường bay nội địa thường lệ.
Theo kế hoạch của Cục Hàng không Việt Nam, mỗi ngày, TP HCM có 132 chuyến khứ hồi trên 18 đường bay đến các địa phương khác; Khánh Hòa 20 chuyến; Điện Biên 2 chuyến; Phú Yên 7 chuyến; Bình Định 11 chuyến.
Phía lãnh đạo các tỉnh Bình Định, Điện Biên và tỉnh Phú Yên đã khẳng định, thống nhất với các nội dung, đề xuất khai thác vận tải hàng không.

Hà Nội đề nghị Cục Hàng không làm rõ thêm

Cùng ngày, phản hồi Bộ Giao thông Vận tải về kế hoạch mở lại đường bay nội địa, UBND Hà Nội không nêu đồng tình hay từ chối mà đề nghị làm rõ nhiều vấn đề. UBND TP Hà Nội có công văn hoả tốc gửi Cục Hàng không Việt Nam (Cục) góp ý kiến về việc mở lại đường bay nội địa đi, đến Hà Nội.
Đại dịch COVID-19
Tình hình dịch Việt Nam, ổ dịch bệnh viện Việt Đức đã có 42 ca nhiễm
Chính quyền thủ đô đề nghị Cục báo cáo Bộ Giao thông Vận tải kế hoạch khai thác các đường bay nội địa trong giai đoạn dịch bệnh để lấy ý kiến Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Văn Thành.
Hà Nội đề nghị Cục làm rõ tiêu chí với hành khách đi máy bay, như khách phải thuộc vùng xanh. Với hành khách thuộc vùng có mức độ dịch ở cấp 3-4 cần được sự cho phép của chính quyền nơi đi và sự tiếp nhận của nơi đến.
Đối với người dân đang ở TP HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, văn bản của Hà Nội nhắc lại chỉ đạo "tạm thời chưa di chuyển đến địa phương khác" theo công điện số 1265 của Thủ tướng về việc tiếp tục kiểm soát người ra, vào các tỉnh, thành này, cũng như công văn số 3251 của TP HCM về việc phối hợp, hỗ trợ người dân lưu thông trong trường hợp cấp thiết.
Hà Nội cũng đề nghị làm rõ phương án bố trí phương tiện đưa đón hành khách đi, đến sân bay Nội Bài và sân bay các địa phương tiếp nhận; đồng thời làm rõ cơ chế phối hợp với cơ quan y tế địa phương để đảm bảo hành khách cần cách ly thì có biện pháp cụ thể.
Cuối cùng, chính quyền thủ đô đề nghị Cục Hàng không Việt Nam chỉ tổ chức khai thác các đường bay đi, đến sân bay Nội Bài nếu được sự thống nhất bằng văn bản với Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận.
Ngoài ra, Hải Phòng và Gia Lai có văn bản không đồng thuận với việc mở lại đường bay nội địa. Trong đó, UBND TP.Hải Phòng có văn bản ngắn gọn đề nghị Bộ GTVT “tạm thời không mở lại các đường bay nội địa”.
Trong khi đó, UBND tỉnh Gia Lai có văn bản cho biết, do số lượng công dân từ các tỉnh phía nam đi về Gia Lai bằng phương tiện cá nhân rất lớn, trung bình mỗi ngày 1.000 - 1.200 người. Tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thực hiện tiếp nhận, bố trí cách ly và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, điều kiện cơ sở vật chất các khu cách ly tập trung, năng lực tiếp nhận của tỉnh đang quá tải.
Vì thế, Gia Lai đề nghị Cục Hàng không Việt Nam tạm thời chưa khai thác các đường bay nội địa chở khách đi và đến Gia Lai. Sau ngày 15/10, khi các điều kiện cơ sở vật chất về phòng, chống dịch của tỉnh được đảm bảo, UBND tỉnh Gia Lai sẽ đề xuất Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam để khai thác các đường bay chở khách đi và đến Gia Lai.

Có thể sửa dụng 'thẻ xanh vaccine' cho chuyến bay nội địa hay không?

Như Sputnik đã đưa tin, Hàng không Việt Nam đã thực hiện những chuyến bay quốc tế đầu tiên thí điểm 'hộ chiếu vaccine' và dự định sẽ đón khách từ nước ngoài về trên những chuyến bay tiếp theo.
Quảng Ninh: Sân bay Vân Đồn đón chuyến bay đầu tiên thí điểm đón khách có “Hộ chiếu vaccine”
Trước đó, các chuyên gia từng kiến nghị Việt Nam sớm xúc tiến áp dụng thẻ thông hành xanh hay "hộ chiếu vaccine" ngay đối với thị trường nội địa, thí điểm cho du lịch, hàng không trong khi đó số người được tiêm mũi 2 là 10.873.929 liều (tính đến sáng 05/10).
Đại diện Vietnam Airlines cho hay cùng với việc tiếp tục triển khai các chuyến bay thử nghiệm ứng dụng hộ chiếu sức khỏe điện tử trong thời gian tới, hãng đề xuất với thị trường nội địa, sau khi đại dịch được khống chế và tiêm chủng vaccine cho thấy kết quả tốt, có thể xem xét áp dụng cơ chế thông hành như thẻ thông hành xanh. Trên thực tế, cũng đã có nhiều nước thực hiện thí điểm này.
Việc áp dụng cơ chế này sẽ tạo cơ hội phục hồi mạnh mẽ cho du lịch, hàng không, góp phần phát triển kinh tế trong khi vẫn bảo đảm phòng chống dịch.
Tin vui cho ngành du lịch: Khánh Hoà đón chuyến bay quốc tế đầu tiên
Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban Thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB), cho hay nhóm nghiên cứu của TAB cũng đã đề xuất chương trình thí điểm thẻ thông hành xanh ở Việt Nam. Đây là giải pháp hiệu quả không chỉ với ngành du lịch mà để triển khai cho tất cả ngành từ thương mại, hàng không, vận tải, dịch vụ, du lịch, thể thao, văn hóa…, từ đó khôi phục hoạt động kinh tế.
 Việc áp dụng cơ chế này sẽ tạo cơ hội phục hồi mạnh mẽ cho du lịch, hàng không, góp phần phát triển kinh tế trong khi vẫn bảo đảm phòng chống dịch.
Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban Thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB), cho hay nhóm nghiên cứu của TAB cũng đã đề xuất chương trình thí điểm thẻ thông hành xanh ở Việt Nam. Đây là giải pháp hiệu quả không chỉ với ngành du lịch mà để triển khai cho tất cả ngành từ thương mại, hàng không, vận tải, dịch vụ, du lịch, thể thao, văn hóa…, từ đó khôi phục hoạt động kinh tế.
"Ở nhiều nước, quốc hội còn thông qua luật chương trình thẻ thông hành vắc-xin hoặc gần như vậy để ưu tiên giải quyết tính pháp lý. Các nước trong EU, Philippines... đều có luật này rồi. Do đó, tại Việt Nam, kiến nghị Chính phủ nên giao nhiệm vụ cho một bộ ngành làm đầu mối, chịu trách nhiệm nghiên cứu để triển khai thí điểm sớm, đồng bộ trên cả nước" - ông Hoàng Nhân Chính góp ý.
Thay vì mỗi tỉnh, thành một cơ chế khác nhau, tại sao không đồng loạt sử dụng 'thẻ xanh vaccine' đối với người đã tiêm đủ 2 mũi để thực hiện chuyến bay nội địa đồng loạt hơn?
Thảo luận