"Tình trạng thiếu điện diễn ra khá phổ biến trên khắp cả nước, và do đó không thể tránh khỏi việc chuyển dịch sản xuất bên trong Trung Quốc. Việc rút lui khỏi Trung Quốc sẽ chỉ xảy ra khi rõ ràng rằng tình trạng thiếu điện trong nước vẫn còn tiếp diễn", - ông nói.
Đồng thời, chuyên gia cũng chưa nhìn thấy rủi ro đối với các khoản đầu tư quốc tế đã được thực hiện vào nền kinh tế Trung Quốc.
Ông nói: “Mặc dù các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc đã bắt đầu yêu cầu chính phủ Trung Quốc giải quyết vấn đề thiếu điện».
«Nền kinh tế xanh» gây ra khủng hoảng
Khi được hỏi liệu tình hình hiện tại có thể làm tổn hại đến hình ảnh đầu tư của đất nước và làm giảm dòng vốn đầu tư hay không, chuyên gia này cho biết: “Điều đó phụ thuộc vào vấn đề khó khăn trong cung cấp điện còn tồn tại bao lâu. Vì tình trạng thiếu điện một phần do các chính sách xanh của Trung Quốc, điều này giúp cải thiện hình ảnh nước này. Nhưng nếu tình trạng thiếu điện vẫn tái diễn, các công ty châu Âu, cũng như các doanh nghiệp nước ngoài khác, sẽ xem xét lại rủi ro hoạt động ở Trung Quốc và xem xét các lựa chọn khác”.
Chính quyền một số tỉnh ở Trung Quốc đang cố gắng đối phó với tình trạng gián đoạn nguồn điện và hệ thống sưởi, vốn phát sinh do thiếu hụt và giá than cao. Tình trạng mất điện xảy ra trong bối cảnh chính quyền nỗ lực giảm phát thải khí cacbonic, giảm sử dụng than và hướng tới một «nền kinh tế xanh».