Vị trí của quân đội trong hệ thống chính trị Indonesia

Tiến sĩ Khoa học Chính trị Alexey Drugov - đại diện Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đã báo cáo về chủ đề này tại Hội thảo Khoa học và Thực tiễn toàn Nga "Đông Nam Á: Quá khứ lịch sử và hiện thực hiện đại" diễn ra tại Viện các nước Á Phi thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva.
Sputnik
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Alexey Drugov lưu ý chủ đề này rất hợp thời, vì vị trí của quân đội trong hệ thống chính trị Indonesia phần lớn phản ánh sự phát triển của xã hội nước này. Quân đội Indonesia từ chỗ là một lực lượng du kích trong cuộc đấu tranh giành độc lập của đất nước để trở thành lực lượng chính trị chính trong chế độ quân sự "Trật tự mới", tồn tại từ năm 66 đến năm 98 và mở đường cho sự phát triển tư bản chủ nghĩa tại Indonesia.
“Trong những năm dưới thời "Trật tự mới”, quân đội là lực lượng chính trị chính của đất nước, và thế lực duy nhất chống lại là Đảng Cộng sản, dẫn đến các cuộc đàn áp chống cộng khiến khoảng một triệu người thiệt mạng. Tuy nhiên sau khi lập ra chế độ này và đảm bảo phát triển kinh tế thành công, quân đội đã không thể thích ứng với những thay đổi trong xã hội, dẫn đến cuộc khủng hoảng năm 1998, sự sụp đổ của chế độ «Trật tự mới» và chuyển sang cải cách dân chủ".
Quân đội Indonesia tuyên bố hủy bỏ "kiểm tra trinh tiết"
"Vai trò chính trị của Quân đội có vẻ như bị giảm xuống con số không. Họ chỉ được giao vai trò của một đội quân chuyên nghiệp, không tham gia vào đời sống chính trị đất nước. Những người đang tại ngũ bị tước quyền hoạt động chính trị. Phe Quân đội trong quốc hội bị loại bỏ. Theo quy định pháp luật về giải quyết các xung đột xã hội, quân đội có thể tham gia vào hoạt động này, nhưng vai trò chủ trì vẫn được giao cho cảnh sát. Điều này gây ra sự bất mãn của các tướng lĩnh, những người đòi hỏi sự độc lập cao hơn trong những trường hợp như vậy, với lý do về sự xuất hiện của các mối đe dọa mới liên quan đến sự can thiệp từ bên ngoài, gây ra xung đột nội bộ”, - Alexey Drugov nói.
Chuyên gia tin rằng việc tăng cường mối đe dọa từ chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, theo ý kiến giới tướng lĩnh, cũng đòi hỏi một vai trò độc lập hơn nữa của quân đội, vì đây là yếu tố hiệu quả nhất trong việc chống lại mối đe dọa này vì hai lý do.
Binh lính Indonesia

“Thứ nhất, Nhà nước Hồi giáo không đề xuất vai trò độc lập đối với Lực lượng vũ trang và thứ hai, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan gây ra mối đe dọa đối với sự toàn vẹn đa tôn giáo và đa sắc tộc ở Indonesia. Và điều này về cơ bản là trái ngược với ý tưởng về một quốc gia mạnh mẽ, chủ nghĩa dân tộc mà quân đội dựa trên đó. Về vấn đề này, người ta không thể không tính đến tình hình ở các tỉnh phía đông Indonesia ở New Guinea, nơi phong trào ly khai vũ trang gia tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Để tạo cơ sở pháp lý cho việc quân đội tham gia đàn áp, người ta đã chính thức tuyên bố phe ly khai là tổ chức khủng bố", - Alexey Drugov giải thích.

Quân đội ngày nay vẫn giữ một số chức năng và cấu trúc kế thừa từ chế độ "Trật tự mới"
Đặc biệt là bộ máy “trung sĩ - cố vấn” ở các làng xã. Vị trí này đặt họ lên trên dân thường. Nhiệm vụ là theo dõi và thông báo kịp thời cho chính quyền quân sự cấp trên về tình hình, các quá trình xã hội và sự xuất hiện của những người lạ bên ngoài. Bộ máy này chỉ trực thuộc bộ chỉ huy quân sự mà không chịu sự quản lý của chính quyền dân sự.
Luật Quốc phòng sửa đổi sẽ mang lại điều gì cho Trung Quốc và thế giới?
Các nghiên cứu do viện xã hội học thực hiện cho thấy hiện nay quân đội được người dân nước này tín nhiệm cao nhất - 89,9% số người được hỏi, trong khi tổng thống - 82% và quốc hội - ở mức thấp nhất. Có điều này phần lớn do quân đội là một tổ chức khép kín. Danh tiếng của họ ít bị ảnh hưởng nhất trong bối cảnh nạn tham nhũng phổ biến trong nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các vấn đề của quân đội ngày càng lộ rõ. Dư luận đang được đà rộ lên cho rằng quân đội không nên can thiệp vào các vấn đề chính trị nội bộ, và sẽ không tệ nếu để tự xã hội dân sự giải quyết vấn đề.
Binh lính Indonesia

“Những thành tựu quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống chính trị dân chủ sau khi chế độ quân sự “Trật tự mới” sụp đổ là không thể phủ nhận”, - nhà khoa học Nga kết luận, - "Nhưng quân đội kể cả ngày nay, dù hữu hình hay vô hình, vẫn hiện diện với tư cách là lực lượng cuối cùng trong trường hợp nguy cấp, với tư cách là một nhân tố có vị trí và thế chủ động của riêng mình. Quân đội tự coi mình là người bảo vệ vững chắc nhất hệ tư tưởng quốc gia. Và điều này thật nguy hiểm, vì với khả năng có những cách giải thích khác nhau, quân đội có thể tự quyết định khi nào, hệ tư tưởng này nằm dưới mối đe dọa nào, và tự mình lựa chọn những hành động để bảo vệ nó. Cho đến nay, chưa có nơi nào như vậy, nhưng, trong bối cảnh có thể xảy ra, đối với tôi, điều này có vẻ khả thi”, - chuyên gia nói thêm.

Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Thảo luận