Liên Hợp Quốc: Đến năm 2050, 5 tỷ người không đủ nước uống

Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc (World Meteorological Organization -WMO) cảnh báo về cuộc khủng hoảng nước đối với nhân loại. Sự nóng lên toàn cầu cùng với thực trạng quản lý không hiệu quả về nước trên thế giới, thiếu hệ thống cảnh báo khẩn cấp, sẽ khiến lũ lụt và hạn hán trở nên nguy hiểm hơn nữa đối với con người.
Sputnik
Các chuyên gia nêu kết luận này trong báo cáo.
Ngoài WMO, còn thêm 20 tổ chức quốc tế và trung tâm nghiên cứu đã tham gia cuộc khảo sát chuyên đề nước. Đã phát hiện ra rằng chỉ qua vài thập kỷ nữa, sẽ không đủ nước uống cho rất nhiều người, đến năm 2050 sẽ có hơn 5 tỷ người như vậy trong số cư dân của hành tinh. Xin nhắc, hồi năm 2018, có 3,6 tỷ người gặp khó trong việc tiếp cận nguồn nước.
Theo quan điểm của các chuyên gia, thế giới sẽ khổ sở không chỉ vì khô hạn, ở một số khu vực, lượng mưa sẽ tiếp tục tăng. Tổng thư ký WMO Petteri Taalas nhắc rằng những trận mưa ở châu Á vào năm 2020 đã dẫn đến lũ lụt ở Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia, Nepal, Pakistan và Ấn Độ, làm hàng trăm người chết và hàng triệu người phải rời khỏi những khu vực bị tàn phá. Năm 2021, thiên tai cũng khiến hàng trăm người châu Âu thiệt mạng và cơ sở hạ tầng bị hư hại nghiêm trọng.
Mối nguy nào trong nước đóng chai?
WMO ước tính rằng hơn 300.000 người đã chết vì lũ lụt, hơn 700.000 người tử vong vì hạn hán và đói ăn.

Làm thế nào để tránh tai hoạ?

Các nhà khoa học cho rằng có thể giảm thiểu số lượng thiên tai và nạn nhân, nếu phân bổ khẩn cấp nhiều kinh phí hơn cho công việc quản lý nguồn tài nguyên nước trên thế giới. Những nền kinh tế giàu mạnh phải giúp đỡ các nước đang phát triển xây dựng hệ thống cảnh báo thiên tai đáng tin cậy, về lũ lụt ở các nước châu Á và hạn hán ở châu Phi.
Hiện tại, có 107 quốc gia đang gặp khó về nguồn nước an toàn, và theo dữ liệu của công trình nghiên cứu nói trên, và tà nay đến năm 2030 họ vẫn chưa giải quyết được vấn đề này.
Thảo luận