Theo ông, chủng Delta "giống như một hòn đảo vững chắc", nhưng hiện vẫn còn có một câu hỏi đặt ra là liệu chủng này có giữ nguyên không hay sẽ bị thay thế bằng một biến thể khác. Cơ chế thích nghi của virus rất phức tạp, nhưng càng thích nghi trong quần thể vật chủ, chúng càng khó leo lên cao hơn.
Ông giải thích rằng trong điều kiện tiêm chủng, khả năng virus phá vỡ hàng rào bảo vệ là rất cao, nhưng chúng cũng gặp phải một số vấn đề nan giải: khó duy trì khả năng liên kết cao với các thụ thể, nghĩa là lây lan nhanh chóng, đồng thời “trốn thoát” kháng thể một cách hiệu quả. Do đó, khả năng hình thành những đột biến mới không cao.
Liệu chủng Delta có phải biến thể coronavirus cuối cùng?
“Tôi không muốn nói rằng có lý do để lạc quan và tin tưởng rằng biến thể 'Delta' là đỉnh điểm trong quá trình tiến hóa của loại virus này, nhưng có thể tưởng tượng một tình huống như sau: virus đã leo đến một cao nguyên nhất định, và để đến những cao nguyên khác, cần phải băng qua những thung lũng rộng. Điều này có thể không bao giờ xảy ra...", - nhà sinh vật học cho biết.
Như chuyên gia đã nhấn mạnh, không có gì chắc chắn rằng coronavirus sẽ không bước sang một cấp độ phát triển mới, nhưng cũng không có lý do gì để đưa ra những dự đoán u ám nhất.