Đằng sau việc Việt Nam là “chủ nợ” lớn thứ 32 của Mỹ

Mỹ nợ Việt Nam hơn 39 tỷ USD. Thực tế, Việt Nam đang là “chủ nợ” thứ 32 theo công bố mới nhất của Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Khá bất ngờ khi quốc gia Đông Nam Á này hiện nằm trong top 50 chủ nợ lớn nhất của Washington.
Sputnik
Có thể đánh giá, số tiền Việt Nam cho Mỹ “vay” thể hiện sức mạnh của Việt Nam nhiều hơn là gánh nặng nợ của chính Hoa Kỳ.
Chuyên gia nhận định, việc trở thành “chủ nợ” lớn thứ 32 của Mỹ cho thấy vị thế tích cực của nền kinh tế Việt Nam, chứng tỏ, ngày càng nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp Việt đang giàu lên.

Với hơn 39 tỷ USD, Việt Nam là “chủ nợ” thứ 32 của Mỹ

Thông tin Việt Nam là “chủ nợ” thứ 32 của Hoa Kỳ theo công bố mới nhất của Bộ Tài chính Mỹ khiến nhiều người khá bất ngờ.
Cụ thể, theo danh sách "Major foreign holders of U.S. treasury securities as of June 2021" mà trang Statista vừa công bố tháng 8 vừa qua, Việt Nam đang thuộc top 50 nước "chủ nợ" lớn nhất của Mỹ.
Các chủ sở hữu nước ngoài lớn của chứng khoán kho bạc Hoa Kỳ kể từ tháng 6 năm 2020.
Đây là thống kê của Bộ Tài chính Mỹ đối với các chủ sở hữu lớn từ nước ngoài trên sàn chứng khoán Hoa Kỳ tính đến tháng 6/2021.
Trong danh sách "Major foreign holders of U.S. treasury securities as of June 2021" vừa công bố, Nhật Bản là chủ nợ lớn nhất của Mỹ với khoản nợ lên đến 1277,3 tỷ USD.
Tiếp đó là Trung Quốc (Đại lục) với con số 1061,9 tỷ USD. Mỹ nợ Anh (vị trí thứ ba) 452,9 tỷ USD, vị trí thứ 4 là Ireland 322,9 tỷ USD, thứ 5 là Luxembourg với 301,8 tỷ USD.
Trong top 10 còn có Switzerland, Brazil, Quần đảo Cayman (Cayman Islands), Đài Loan, Belgium.
Mỹ nợ Việt Nam rất nhiều. Tội ác chiến tranh và phiên tòa lịch sử của bà Trần Tố Nga
Tại khu vực Đông Nam Á, chỉ có Singapore (188,1 tỷ USD), Thái Lan (56 tỷ USD), Philippines (50,5) tỷ USD và Việt Nam (39,2 tỷ USD) là “chủ nợ” của Hoa Kỳ.
Số liệu thống kê của Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho thấy, Việt Nam đang nắm hơn 39 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ.
Như vậy, trên thực tế, số tiền hơn 39 tỷ USD Mỹ “nợ” Việt Nam chính là số trái phiếu chính phủ Mỹ mà Việt Nam nắm giữ, hiện đang lưu ký tại các ngân hàng đặt tại Mỹ. Số trái phiếu này được xem là ngoại hối của Việt Nam.
Được biết, số tiền nợ mà Việt Nam “cho vay" Mỹ đã tăng lên 6 lần tính từ đầu năm 2012 đến nay. Với số trái phiếu trị giá 39 tỷ USD này, Việt Nam đang xếp thứ 32 trong danh sách 50 quốc gia chủ nợ lớn nhất của Mỹ.

Thể hiện sức mạnh của Việt Nam

Theo các chuyên gia, đối với việc Việt Nam là “chủ nợ” của Mỹ có nhiều cách lý giải, nhìn nhận.
Thứ nhất, có thể hiểu, số tiền Việt Nam “cho Mỹ vay” bao nhiêu thể hiện sức mạnh của Việt Nam nhiều hơn là gánh nặng nợ của Mỹ.
Việc mua, nắm giữ trái phiếu Chính phủ Mỹ là nghiệp vụ bình thường trong việc đa dạng hóa tài sản của Quỹ Dự trữ Ngoại hối Quốc gia, tức là nắm giữ các tài sản ngoại tệ dưới các hình thức khác nhau.
Theo một số nhà kinh tế, nếu theo các tính toán gần nhất, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng mạnh, đạt cả trăm tỷ USD và Ngân hàng Nhà nước có thể quyết định đa dạng hóa các tài sản khác nhau và trái phiếu Chính phủ Mỹ như một loại tài sản thường được các nước lựa chọn.
Việc quyết định đa dạng hóa tài sản để dự trữ ngoại hối không có gì khó hiểu. Do đó, nếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định đa dạng hóa bằng việc mua trái phiếu Chính phủ Mỹ thì đây cũng là điều bình thường, bởi tính ổn định và an toàn cao cũng như theo xu hướng phát triển của thị trường.
Tổng thống Trump không muốn trả tiếp món nợ của Mỹ cho Việt Nam
Do là đồng tiền thanh toán chính và hệ thống kinh tế chính trị ổn định, đồng USD từ lâu đã trở thành đồng tiền dự trữ chính trên thế giới.
Bộ Tài chính Mỹ ghi nhận, lượng trái phiếu Mỹ do nước ngoài nắm giữ trong tháng 6/2021 đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 2/2020, trong bối cảnh nhu cầu chung đã kéo lợi suất xuống.
Những người nắm giữ chính nắm trong tay 7.202 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ trong tháng 6, tăng so với mức 7.135 tỷ USD trong tháng 5.
Lượng nắm giữ của nước ngoài là cao thứ 2 từ trước đến nay. Chỉ trong tháng 6, đã có 67 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ được mua, ghi nhận mức cao nhất trong một năm.
Tiếp đó, trên thực tế, con số 39 tỷ USD kia không phải là toàn bộ dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Con số này chỉ chiếm khoảng gần 40% tổng số ngoại hối mà Việt Nam đang nắm giữ.
Phần dự trữ ngoại hối còn lại có thể dưới 3 dạng sau:
Thứ nhất, trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn dưới 10 năm. Bộ Tài chính Mỹ không có con số thống kê này cho Việt Nam
Thứ hai, dự trữ ngoại hối không phải bằng đồng USD. Có thể là vàng, euro, yên Nhật...
Thứ ba, trái phiếu chính phủ Mỹ thuộc các kỳ hạn dài, nhưng Việt Nam lưu ký ở chỗ khác.
Báo cáo hồi tháng 3 năm nay của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã gia tăng mạnh mẽ trong năm 2020 và dự báo tiếp tục vượt xa mốc 100 tỷ USD trong năm 2021.
Cụ thể, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đến cuối năm 2020 đã đạt 94,8 tỷ USD, đánh dấu chuỗi gia tăng mạnh mẽ kể từ năm 2016.
IMF cũng dự báo, quy mô đó sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2021 với dự kiến đạt 113,7 tỷ USD.

“Việt Nam đang ngày càng giàu lên”

Đối với vấn đề này, theo nhiều chuyên gia kinh tế, trong đó có PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, hiện là Cố vấn trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) - một viện nghiên cứu do ông đồng sáng lập năm 2008, từng chia sẻ, mục đích của dự trữ ngoại hối là giữ tài sản thanh khoản bằng ngoại tệ.
Trong đất nước khi cần có việc gì, thì có thể chuyển trái phiếu sang USD Mỹ chẳng hạn, đó là trách nhiệm quản lý tài sản của Ngân hàng Nhà nước. Còn khi chưa cần dùng đến thì nhận được lãi từ trái phiếu đó.
Nếu không mua trái phiếu thì họ có thể giữ tiền mặt USD Mỹ, vàng, hay một ngoại tệ nào đó khác, v.v... Nhưng nếu giữ tiền mặt thì thanh khoản rất tốt song sẽ không có sinh lời gì cả.
Vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài vẫn tăng đều trong 9 tháng đầu năm
Chuyên gia Nguyễn Đức Thành đánh giá, đây là nghiệp vụ phân phối để đang dạng hóa tài sản, vừa đảm bảo thanh khoản vừa có thể thu lời, đó là trách nhiệm Ngân hàng Nhà nước.
Chuyên gia tài chính – ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu phân tích về việc Mỹ “nợ” Việt Nam hơn 39 tỷ đô hay nói cách khác, Việt Nam đang là chủ nợ lớn thứ 32 của Hoa Kỳ.
TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, hiện nay trái phiếu chính phủ Mỹ được xem là một trong những trái phiếu an toàn nhất trên thế giới. Những nhà đầu tư nào quan tâm tới vấn đề an toàn thì đương nhiên sẽ mua loại trái phiếu này. Tuy nhiên, lãi suất trái phiếu này rất thấp, nhưng bù lại tỷ lệ rủi ro gần như bằng 0.
Cùng với đó, việc nằm trong top 50 chủ nợ lớn nhất của Mỹ cũng có thể được xem là ngoại hối của Việt Nam, nếu chỉ tính theo dòng tiền từ nước ngoài.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, hiện nay, loại ngoại hối này chỉ chiếm khoảng gần 40% tổng số ngoại hối mà Việt Nam đang nắm giữ.
“Số ‘nợ’ mà Việt Nam cho Mỹ ‘mượn’ ngày càng lớn dần qua từng năm, cho thấy vị thế tích cực của nền kinh tế Việt Nam. Nó chứng tỏ, rất nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp Việt đang ngày càng giàu có. Họ có một lượng tiền khổng không chỉ đầu tư trong nước mà còn đem đi đầu tư ở nước ngoài’, TS. Nguyễn Trí Hiếu khẳng định.
Như Sputnik thông tin trước đó, theo số liệu mới nhất mà Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tăng nhanh.
Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) đạt 572,3 triệu USD, tăng 32,4% so với cùng kỳ 2020.
Riêng trong 9 tháng năm 2021 có 41 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 150,1 triệu USD, giảm 44,1% so với cùng kỳ năm trước, có 15 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm 422,1 triệu USD, gấp gần 2,6 lần so với cùng kỳ năm trước.
Theo chuyên gia tài chính – ngân hàng, điều này cũng cho thấy, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài, tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế trong thời gian tới. Đây là tín hiệu đáng mừng.
Thảo luận