Trung Quốc và Biển Đông
“Các cuộc đàm phán thực sự mang tính xây dựng. Rõ ràng là cả hai bên đều muốn áp dụng một hình thức đối thoại mới, trong khi Mỹ vẫn đưa ra những tuyên bố cáo buộc Trung Quốc. Đây là tình hình ở Hồng Kông, Tân Cương và, theo Hoa Kỳ, việc thổi phồng tình hình căng thẳng trong khu vực Biển Đông. Về phần mình, Trung Quốc, theo phát biểu của ông Dương Khiết Trì, sẵn sàng tiến hành đối thoại về mọi vấn đề, nhưng, kiên quyết bác bỏ các cáo buộc liên quan đến nhân quyền. Tức là nhìn chung, lập trường của hai bên vẫn không thay đổi, nhưng, giọng điệu đối thoại đã thay đổi. Hóa ra, phía Trung Quốc đã làm đúng khi vào năm ngoái chuyển từ đàm phán mang tính xây dựng sang sức ép cứng rắn với Hoa Kỳ, và sau đó lại mềm mỏng hơn với Mỹ".
Kết quả cuộc gập tại Zurich
“Chúng tôi đã nghe lời tuyên bố của ông Biden ngay trước thềm cuộc gặp này. Ông đã nói rằng, Hoa Kỳ không tìm kiếm một cuộc Chiến tranh Lạnh mới hoặc tìm kiếm một thế giới bị chia rẽ thành từng khối. Bằng cách này ông Biden đã gửi tín hiệu rõ ràng đến Trung Quốc, và ở một mức độ nào đó lời tuyên bố này đã mang lại kết quả cho cuộc đàm phán. Điều quan trọng, trước cuộc gặp này, cả hai bên đã bác bỏ khả năng tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Mỹ. Bây giờ hai bên đạt thỏa thuận về nguyên tắc để tổ chức một cuộc họp trực tuyến giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình. Trung Quốc luôn tuân thủ các thỏa thuận của mình, nhưng, Hoa Kỳ có thể thay đổi quan điểm của mình. Tuy nhiên, cả hai bên đã rút lui khỏi ranh giới đỏ và có thể tiến hành cuộc đối thoại mang tính xây dựng. Đây là một dấu hiệu tích cực, nhưng, cần phải hiểu rằng, các cuộc đàm phán tại Zurich đã diễn ra trong bối cảnh căng thẳng xung quanh Đài Loan đang gia tăng”.