Xoá một «điểm trắng» trong ngành Việt Nam học của Nga

Các chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam ở Liên Xô và sau đó là Nga đã có nhiều công trình học thuật phong phú về lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế và hàng loạt khía cạnh pháp lý trong đời sống xã hội-xã hội của Việt Nam.
Sputnik
Tuy nhiên, cho đến nay, pháp luật về gia đình vẫn là đề tài nằm ngoài phạm vi chú ý. Mới đây PGS-TS Maxim Sunnerberg từ ĐHTH Quốc gia Lomonosov Matxcơva đã cố gắng sửa chữa thiếu sót này. Tại hội thảo chuyên đề khoa học-thực tiễn toàn Nga «Đông Nam Á: Quá khứ lịch sử và hiện thực đương đại» tổ chức tại Matxcơva, nhà khoa học Maxim Sunnerberg đã trình bày báo cáo nhan đề «Tiến triển của luật pháp hôn nhân-gia đình ở Việt Nam», thu hút sự chú ý lớn của cử toạ.

Luật gia đình ở Việt Nam thời kỳ tiền thuộc địa

Theo ghi nhận của chuyên gia khoa học Nga, hoạt động của Nhà nước trong trên bình diện điều phối quan hệ hôn nhân-gia đình ở Việt Nam đã khởi đầu từ thế kỷ XV. Trong chừng mực chiếm vị trí hàng đầu trong tư tưởng quốc gia thời bấy giờ chính là đạo đức Nho giáo, theo đó gia đình như là một Nhà nước thu nhỏ, còn việc thiết lập trật tự trong Nhà nước phụ thuộc vào sự quản lý gia đình.
Pháp luật Việt Nam thời phong kiến ​​mang đặc tính luật hình sự, các quan hệ gia đình được điều phối trong khuôn khổ này. Hai bộ phận lớn của hai bộ luật hình sự lớn nhất của Việt Nam - Bộ luật thời Hậu Lê cuối thế kỷ 15 - được Các vấn đề hôn nhân và gia đình quy định trong những điều khoản lớn của hai bộ Luật Hình sự Việt Nam là Luật của triều Hậu Lê thế kỷ 15 và và Luật Gia Long đầu thế kỷ 19. Trên thực tế, cả hai văn kiện pháp lý này đều công bố tầm nhìn lý tưởng về xây dựng gia đình với những quy định rằng các mối quan hệ trong gia đình phải theo nề nếp ra sao.
Nỗi sợ trước nguy cơ cái chết: Trung Quốc từ bỏ thói quen ăn uống gây bệnh tật

Luật hôn nhân-gia đình thời kỳ thuộc địa

Có vẻ như rất nhiều điều đã đổi thay cùng với sự xuất hiện của người Pháp trên đất Việt và với cuộc làm quen của các nhà lập pháp bản xứ với những quy chuẩn pháp luật của nước Pháp. Tuy nhiên, chỉ có tư tưởng xã hội trải qua những thay đổi, chứ không phải là cơ sở pháp lý. Dưới tác động ảnh hưởng của tư tưởng và văn học phương Tây, trong tư tưởng xã hội của Việt Nam đã có sự chín muồi hiểu biết rằng trên đời hiện hữu những khái niệm như tình yêu, nhân cách, tự do cá nhân, hôn nhân một vợ một chồng, tự do kết hôn và huỷ hôn. Nhưng tất cả những điều này không được phản ánh trong hoạt động lập pháp của chính quyền thuộc địa Pháp. Điều chính yếu mà người Pháp mang đến là ngoài luật hình sự, còn tạo ra cả luật dân sự. Tuy nhiên, trong lĩnh vực luật hôn nhân-gia đình, các nhà cai trị người Pháp quyết định rằng nhiệm vụ chính của họ là tôn trọng tối đa truyền thống và quy phạm pháp luật Việt Nam. Đã lập ra một Uỷ ban đặc biệt, mà kết quả làm việc là năm 1883 công bố Bộ luật rút gọn dành cho xứ Nam Kỳ, năm 1931 - Bộ luật Dân sự dành cho xứ Bắc Kỳ, và năm 1936-1938 - Bộ luật cho An Nam. Tất cả các đạo luật của thời thuộc địa quả thực tương quan với nhiều truyền thống của xã hội Việt Nam và thậm chí về lý thuyết cũng đã không giải quyết được nhiều vấn đề, khiến giới trí thức Việt Nam bàn luận sôi nổi trong những năm 1920 - 1930. Đặc điểm chính của gia đình Việt Nam là chế độ đa thê vẫn không thay đổi. Vấn đề quan trọng nhất liên quan đến ý thức nhân cách của người Việt Nam như là quyền tự do kết hôn thì quy nhận giải quyết theo phương thức truyền thống: các thanh niên dù đã đến tuổi trưởng thành vẫn không được kết hôn nếu thiếu sự đồng ý của cha mẹ. Cũng đừng mong về bình đẳng giới: người đàn ông là trụ cột, chủ nhân ông trong gia đình và chịu trách nhiệm không chỉ về hành động của bản thân ông ta mà còn phải chịu trách nhiệm về hành động của các bà vợ. Phụ nữ đã xuất giá là phải tòng phu, họ không thể thực hiện nhiều hành động mang tính xã hội mà thiếu sự cho phép của phu quân.
Vợ chồng mới cưới Việt Nam
Có lẽ chi tiết tiến bộ nhất là quy chuẩn về ly hôn, ghi thành phần riêng trong Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ. Chẳng hạn, quyết định ly hôn chỉ do tòa án đưa ra, người đàn ông bị cấm bỏ vợ khi chưa được phép. Lý do ly hôn được xét riêng đối với nam giới và phụ nữ, trong đó phụ nữ tìm được nhiều lý do hơn – 4 lý do cho người vợ đối lại 3 cho người chồng. Tuy nhiên, ngoại tình vẫn chỉ là lý do dành cho cánh đàn ông. Để nộp đơn ly hôn, người vợ không cần sự chấp thuận của chồng. Thêm nữa, lần đầu tiên, trong luật quy định độ tuổi tối thiểu để được kết hôn.
Luật lệ thuộc địa không ảnh hưởng gì đáng kể đến hình mẫu thực tế về gia đình Việt Nam đương thời. Trong bối cảnh đa số người Việt Nam không biết về pháp luật và sống tuân theo nếp phổ biến của phong tục, chỉ những hành động mục tiêu có chủ đích của chính quyền nhằm đưa quy phạm pháp luật vào thực tế cuộc sống mới có thể thay đổi được điều gì đó trên bình diện này. Tuy nhiên, nhà cai trị Pháp và tầng lớp tinh hoa quân chủ Việt Nam đã không thực hiện điều này.
Không chồng không con. Tại sao ở Trung Quốc những cô gái như vậy được gọi là "gái ế"

Cách mạng tháng Tám và luật hôn nhân-gia đình

Bước đột phá thực sự trong tiến trình phát triển về luật pháp hôn nhân-gia đình chỉ diễn ra sau Cách mạng Tháng Tám. Văn kiện quan trọng nhất là Sắc lệnh «Về đưa sửa đổi vào các chuẩn mực pháp luật dân sự», năm 1950. Thế là cuối cùng một trong những vấn đề bức thiết nhất về mặt pháp lý đối với toàn xã hội đã được giải quyết – chính thức công bố quyền tự do kết hôn của các công dân thành niên mà không cần sự đồng ý của các bậc cha mẹ. Sắc lệnh quy định tôn trọng quyền bình đẳng của nam và nữ trong gia đình, đồng thời cũng xác nhận tất cả các quyền của phụ nữ đã kết hôn trong các vấn đề liên quan đến kinh tế gia đình. Tuy nhiên, Sắc lệnh không giải quyết vấn đề đa thê. Khác với các bộ luật trước đây, văn kiện này không ghi rõ rằng có thể có hai loại hôn nhân (với vợ cả và vợ lẽ), nhưng chế độ đa thê cũng không bị cấm. Vợ chồng có quyền bình đẳng nganh nhau về nộp đơn xin ly hôn. Có quy định năm lý do để ly hôn, đều như nhau đối với cả bên nam và bên nữ.
Ngày 29 tháng 12 năm 1959, «Luật Hôn nhân và Gia đình» được ban hành, bắt đầu hiệu lực từ ngày 3 tháng 2 năm 1960. Chính văn kiện luật này, lần đầu tiên ở cấp quy định pháp luật của Nhà nước, đã đưa ra tầm nhìn và quy định mới căn bản, điều phối nhiều vấn đề từng khiến cộng đồng xã hội Việt Nam trong 1/3 đầu thế kỷ 20 băn khoăn, cụ thể là bình đẳng giới và tự do kết hôn. Pháp luật chính thức nghiêm cấm chế độ đa thê. Đã khẳng định quyền ly hôn của phụ nữ ngang hàng với nam giới. Đáng chú ý là trong Luật này không liệt kê các lý do để xin ly hôn. Nhà nước đã hiểu ra rằng trong đời sống thực tế hiện hữu vô vàn lý do quá khác nhau khiến tan vỡ kết nối hôn nhân, là tình trạng không thể quy định cụ thể trong khuôn khổ một văn kiện cơ bản về luật pháp.
Vì sao Thủ tướng Việt Nam khuyến khích kết hôn trước 30 tuổi và sớm có con?
Luật được xây dựng khá chung chung, nhiều công thức cần được làm rõ thêm, và do đó đã được hiệu chỉnh bổ sung chính thức hóa vào các năm 1986, 2000 và 2014.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Thảo luận