Bộ TN&MT cảnh báo nguy cơ thiếu nước trên lưu vực sông Hồng

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), khả năng nguồn nước trong 3 tháng cuối năm 2021 đến các hồ chứa lớn trên thượng lưu sông Hồng và các lưu vực sông Bắc Bộ sẽ tiếp tục thiếu hụt từ 30 đến 50% so với trung bình nhiều năm.
Sputnik

Thủy điện miền Bắc thiếu nước nghiêm trọng

Bộ TN&MT vừa có văn bản gửi các Bộ Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và những đơn vị liên quan về việc thực hiện các giải pháp cấp bách giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du lưu vực sông Hồng những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Văn bản của Bộ TN&MT nêu rõ, dù đã qua thời điểm lũ chính vụ đối với các hồ thủy điện phía Bắc nhưng vẫn không xuất hiện lũ lớn trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình.
“Thời gian vừa qua, các hồ chứa lớn, quan trọng trên lưu vực sông Hồng đã chủ động vận hành, ưu tiên việc tích nước ở thời điểm cuối mùa lũ, đầu mùa cạn. Tuy nhiên, mực nước các hồ chứa lớn, quan trọng đều đang ở mức rất thấp, tổng lượng nước tích được của các hồ chỉ đạt từ 30 đến 65% so với trung bình nhiều năm”, Bộ TN&MT cho hay.
Với tình trạng thiếu hụt nguồn nước như vậy, cùng với nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia về xu thế khí tượng thủy văn đến cuối năm 2021, khả năng nguồn nước trong 3 tháng cuối năm 2021, các hồ chứa lớn trên thượng lưu sông Hồng và trên các lưu vực sông khu vực Bắc Bộ sẽ tiếp tục thiếu hụt 30-50% so với trung bình nhiều năm, đặc biệt thiếu hụt tại vùng hạ lưu sông Lô và sông Hồng từ 60-80%. Do vậy, nguy cơ thiếu nước trong thời gian còn lại của mùa khô có khả năng sẽ diễn ra nghiêm trọng.
Quảng Nam loại 6 thủy điện khỏi quy hoạch, nguyên nhân vì sao?
Trước tình hình trên, Bộ TN&MT đã có Công văn số 6135 chỉ đạo các nhà máy thủy điện Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà, Bản Chát và Huội Quảng điều chỉnh kế hoạch huy động phát điện, lập kế hoạch tích nước, xả nước để nâng dần mực nước các hồ, bảo đảm cân đối nguồn nước và ưu tiên cho các nhu cầu sử dụng nước ở hạ du từ nay đến cuối mùa cạn.
Bộ TN&MT đề nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo tính toán, lập kế hoạch lấy nước cụ thể phục vụ sản xuất vụ đông xuân năm 2021-2022; lưu ý thời gian cụ thể và phương án điều tiết nước cho hạ du theo hướng linh hoạt về thời gian lấy nước và mực nước hạ du sông, phù hợp với thực tế mực nước sông bị hạ thấp. Đặc biệt, tỉnh Hòa Bình và thành phố Hà Nội cần khẩn trương chỉ đạo xử lý các vấn đề liên quan đến việc cải tạo, nâng cao năng lực lấy nước của Nhà máy nước sông Đà, giảm áp lực cấp nước đối với hệ thống hồ chứa trên sông Đà.

Nguy cơ thiếu nước hồ thủy điện lưu vực sông Đà

Mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong mùa mưa năm 2021, lượng nước về các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Đà chỉ bằng 61-80% so với trung bình nhiều năm.
Báo cáo của EVN cho thấy, tính đến ngày 23/9, tổng lượng nước tích được ở các hồ này chỉ đạt khoảng 9,76 tỷ m3, tương ứng 64,6% dung tích hữu ích. Dự kiến đến ngày 31/12, tổng lượng nước tích được của các hồ chứa trên lưu vực sông Đà chỉ đạt 13,3 tỷ m3, thiếu hụt khoảng 1,78 tỷ m3 so với mực nước dâng bình thường nếu tần suất nước về tiếp tục duy trì như thời gian qua.
Đại dịch COVID-19
Hà Nội xem xét xử phạt hành chính Trường Capitole “vượt rào” cho học sinh đi học trở lại
Phó Tổng giám đốc EVN Ngô Sơn Hải khẳng định, việc này sẽ dẫn đến khả năng không tích đủ nước hồ chứa để phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ (dự kiến cần 3,4 tỷ m3), cũng như bảo đảm nước phát điện trong các tháng mùa khô năm 2022. Bởi vậy, EVN đề nghị Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà nghiên cứu giải pháp chủ động sản xuất, hạn chế phụ thuộc vào việc vận hành Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay.
Thảo luận