Đó là những dữ liệu được Bộ trưởng Kinh tế - Tài chính Pháp Bruno Le Maire và Bộ trưởng Công nghiệp Agnès Pannier-Runacher trích dẫn trong một bài viết chung đăng trên báo Le Figaro.
Trong số các quốc gia ủng hộ sáng kiến có Pháp, Romania, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Slovakia, Croatia, Slovenia, Bulgaria, Ba Lan và Hungary. Những nước này cho rằng điều quan trọng là phải xem xét tất cả các công nghệ sản xuất năng lượng có độ phát thải CO2 thấp.
Các tác giả bài viết lưu ý rằng nguồn năng lượng nguyên tử dùng cho mục đích hòa bình góp phần đảm bảo sự ổn định trong lĩnh vực năng lượng thông qua việc bảo vệ người tiêu dùng khỏi những biến động giá cả và duy trì sự độc lập của châu Âu về năng lượng.
Những tác dụng khác trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân gồm có tạo ra một triệu việc làm ở châu Âu và phát triển ngành công nghiệp châu Âu.
Dựa trên những nhận định trên, các Bộ trưởng năng lượng và kinh tế EU kết luận: cần phải đưa năng lượng hạt nhân vào danh sách xếp loại của châu Âu trước cuối năm 2021.
Vào ngày 6 tháng 10, giá khí đốt ở châu Âu vào thời điểm mở cửa giao dịch lập đỉnh cao nhất từ trước đến nay, lên tới 1900 USD/1000 m3, nhưng sau đó giảm 600 USD cho mỗi một nghìn mét khối. Người phát ngôn Ủy ban châu Âu Dana Spinant cho biết, vào ngày 13 tháng 10 EC sẽ đưa ra gói các biện pháp ứng phó với tình trạng giá năng lượng gia tăng ở Liên minh châu Âu.
Một ngày trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng do tình trạng đầu cơ lợi dụng trong các vấn đề khí hậu và giảm đầu tư vào ngành công nghiệp khai thác nên tại thị trường năng lượng Âu đã xảy ra tình trạng hoang mang và hỗn loạn. Ông cũng chỉ ra rằng quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng thay thế cần phải diễn ra một cách hài hòa. Theo lời vị nguyên thủ nhà nước, Nga có mọi khả năng để thực hiện điều này.