Đại dịch COVID-19

Tình hình Covid-19 tại Việt Nam, tỷ lệ mắc các rối loạn tâm thần tăng cao trong đại dịch

HÀ NỘI (Sputnik) - Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, các rối loạn tâm thần trong đại dịch COVID-19 gia tăng đáng kể như tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm (31,4%), rối loạn lo âu (31,9%) và rối loạn giấc ngủ (41,1%).
Sputnik

Tình hình Covid-19 tại Việt Nam

Tính đến sáng 11/10, Việt Nam có 839.662 ca mắc COVID-19 kể từ đầu dịch đến nay, đứng thứ 41/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.529 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 835.036 ca, trong đó có 779.382 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Việt Nam ghi nhận 3.528 ca mắc Covid-19 trong 24 giờ qua
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (410.128), Bình Dương (222.082), Đồng Nai (54.989), Long An (33.303), Tiền Giang (14.541).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 21.398 người nâng tổng số ca được điều trị khỏi đến nay lên 782.199.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 119 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 20.555 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm là 53.231.969 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 38.259.436 liều, tiêm mũi 2 là 14.972.533 liều.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tỷ lệ mắc các rối loạn tâm thần trong đại dịch COVID-19 gia tăng

Tại Hội thảo trực tuyến "Kỷ niệm ngày sức khoẻ tâm thần thế giới" ngày 10/10 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay sức khỏe tâm thần là 1 trong 3 cấu phần không thể tách rời và có mối quan hệ mật thiết với thể chất và xã hội.
Sức khỏe tâm thần ngày càng có tầm quan trọng và một lần nữa Tổ chức y tế thế giới đã nhấn mạnh thông điệp "Không có sức khỏe tâm thần là không có sức khỏe.
"Đặc biệt, Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới năm nay diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, làm gia tăng một cách đáng kể các rối loạn tâm thần, làm trầm trọng thêm hố ngăn cách bất bình đẳng giữa các tầng lớp trong xã hội kèm theo các hậu quả nặng nề của nó"- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nói.
Đại dịch COVID-19 gây tác động đặc biệt tới một số nhóm dễ bị tổn thương như nhân viên y tế, những người ở tuyến đầu phòng chống dịch, người có bệnh lý nền, những người sống độc thân.
Ngoài ra, COVID-19 cũng khiến việc cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh và điều trị các rối loạn tâm thần bị gián đoạn và gặp rất nhiều khó khăn.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và 3 thứ trưởng Bộ Y tế tiêm vaccine AstraZeneca
Cùng với nỗi sợ nhiễm virus trong đại dịch COVID-19, những thay đổi đáng kể trong cuộc sống hàng ngày như bị hạn chế đi lại, giãn cách xã hội cùng với thực tế mới của làm việc tại nhà, thất nghiệp tạm thời, con cái phải học online, thiếu tiếp xúc với anh/chị/ em họ hàng, bạn bè.
Những lý do này đã làm gia tăng ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần của mọi người. PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TW1 cho biết, chủ đề của năm nay là:

"Chăm sóc sức khỏe tâm thần toàn dân: Hãy biến điều đó thành hiện thực".

Với mục đích nhằm kêu gọi tất cả các nước và mọi người dân cùng chung tay để hiện thực hóa các sáng kiến, các ý tưởng, các kế hoạch thành hành động cụ thể thiết thực. Cũng như đảm bảo mọi người có nhu cầu được chăm sóc sức khỏe tâm thần một cách chất lượng, hiệu quả và toàn diện.
Thảo luận