"Chiến tranh với tất cả mọi người". Mỹ có thay đổi chiến lược ở châu Á không?

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố rằng, sau khi rời khỏi Afghanistan, NATO đang cố gắng "hâm nóng" tình hình châu Á. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, nhà Đông phương học Dmitry Verkhoturov và nhà khoa học chính trị Dmitry Zhuravlev bình luận về tình hình hiện nay.
Sputnik
Sau khi rời khỏi Afghanistan, NATO đang tìm cách tái triển khai lực lượng của mình tới châu Á, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết.

"Thật đáng tiếc, cán cân địa chính trị trong khu vực không trở nên đơn giản hơn, điều này kìm hãm chuyển đổi sang hệ thống hợp tác và hội nhập đa phương toàn diện. Chúng ta nhận thấy những nỗ lực có mục đích nhằm "hâm nóng" tình hình, làm suy yếu các cơ chế tương tác liên quốc gia hiện có...Đồng thời, chúng ta nhận thấy tham vọng của Liên minh Bắc Đại Tây Dương hậu Afghanistan trong việc tái triển khai lực lượng đến các nơi khác trong khu vực, có thể là Trung Á, Nam Á hoặc Đông Nam Á, đồng thời hướng dòng người tị nạn Afghanistan đến những nơi này".

Sergei Lavrov
Ngoại trưởng Nga
Ngoại trưởng Lavrov chỉ ra rằng, Liên minh Bắc Đại Tây Dương làm ngơ trước trách nhiệm của NATO đối với “hậu quả hai mươi năm thử nghiệm của mình”.
Nga cho rằng Mỹ muốn kiểm soát khu vực châu Á - Thái Bình Dương
"Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước láng giềng của Afghanistan, cần phải tham gia giải quyết các vấn đề", - Bộ trưởng nói.

Những thay đổi trong chiến lược của Hoa Kỳ

Trả lời phỏng vấn hãng Sputnik, nhà khoa học chính trị và nhà Đông phương học Dmitry Verkhoturov nói lên ý kiến rằng, các hành động này liên quan đến những thay đổi trong chiến lược của Hoa Kỳ.
"Hoa Kỳ đã tiết kiệm chi tiêu cho hoạt động quân sự của họ, cũng như chi phí hỗ trợ người Afghanistan. Họ đã giao việc này cho các nước láng giềng. Mỹ đã thay đổi chiến lược cho 10-15 năm tới. Xét theo một số dấu hiệu, Hoa Kỳ đang di chuyển các hoạt động của họ tới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, và Afghanistan trở nên không cần thiết", - chuyên gia Dmitry Verkhoturov nói.
Chuyên gia Dmitry Zhuravlev, giám đốc khoa học Viện Các vấn đề Khu vực, phó tiến sỹ Khoa học Chính trị, Phó Giáo sư Đại học Tài chính thuộc Chính phủ Liên bang Nga, nêu lên quan điểm rằng, Washington muốn "làm suy yếu tất cả mọi người".
Tự do hàng hải kiểu Mỹ đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của các nước châu Á
"Mỹ gửi gắm hy vọng vào làn sóng di cư mới tới các quốc gia châu Á và các quốc gia châu Âu, làn sọng này sẽ làm suy yếu tất cả mọi người. Nghĩa là, làn sóng di cư sẽ làm suy yếu cả những quốc gia xuất cư và những quốc gia tiếp nhận di dân. Đây là một phương pháp thực hiện "cuộc chiến không khói súng" với tất cả mọi người. Tôi thậm chí không thể gọi nó là một cuộc chiến tranh lạnh, đây chính là cuộc chiến không khói súng", - Dmitry Zhuravlev nói trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Ngoài ra, theo ông, đây là cách để che giấu những sai lầm của mình.

"Hoa Kỳ đã chiếm đóng và hoạt động quân sự ở Afghanistan trong hai mươi năm, và bây giờ mọi người chạy trốn khỏi nước này. Và người Mỹ đang nắm quyền kiểm soát quân sự đối với châu Âu, nhưng, để các nước châu Âu phải tự mình giải quyết các vấn đề xã hội. Làn sóng di cư mới ở châu Âu sẽ gây ra rất nhiều vấn đề. Rất có thể sẽ xuất hiện những vấn đề liên quan đến sắc tộc với khối lượng lớn mà châu Âu chưa thể giải quyết. Đây được gọi là "mũi tên do người Parthia bắn ra" - khi bạn rời đi khiến mọi người thậm chí còn tồi tệ hơn. Đây là phong cách Mỹ, một chính sách của Mỹ", - ông Dmitry Zhuravlev kết luận.

Ý kiến trong bài viết là quan điểm của các tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Thảo luận