Mối nguy hiểm nợ của Việt Nam trước Trung Quốc bị thổi phồng

Phòng nghiên cứu AidData tại Viện William & Mary's Global Research Institute (Mỹ) công bố một báo cáo về chương trình tài trợ ra nước ngoài của Trung Quốc từ năm 2000 đến năm 2017. Đồng thời, các tác giả đặc biệt chú ý đến sáng kiến "Một vành đai - Một con đường" (BRI), với việc Trung Quốc tăng đáng kể cấp tín dụng cho các dự án nước ngoài.
Sputnik
Tài liệu này được thảo luận sôi nổi trên báo chí nước ngoài. Tạp chí có uy tín The Diplomat dành một bài báo dài về mối nguy tiềm tàng của món nợ Việt Nam trước Trung Quốc.

Trung Quốc giấu các khoản cho vay

Các tác giả bài báo, Zachary Abuza từ trường National War College ở Washington và Phương Vũ từ Đại học University of Otago ở New Zealand nói báo cáo đã tìm thấy 385 tỷ đô la nợ không xác định hoặc không được nói đến ở 165 quốc gia trong thời kỳ này. 70% khoản cho vay ra nước ngoài của Trung Quốc hiện nay là dành cho các công ty nhà nước, ngân hàng, công ty có mục đích đặc biệt, liên doanh và các tổ chức tư nhân ở các nước nhận, chứ không phải các tổ chức thuộc chính phủ. Do đó, các tác giả báo cáo gọi những khoản nợ này là bị "ẩn giấu". Hơn nữa, họ lưu ý, khoản cho vay từ Trung Quốc có lãi suất trung bình cao hơn gần 4 lần so với tín dụng từ Nhật Bản hoặc EU. Hơn nữa, Trung Quốc yêu cầu mức độ thế chấp cao bằng tài sản hoặc tiền. Một ví dụ là Lào, nơi một công ty nhà nước không thể trả hết nợ để xây dựng đập thủy điện, và doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã nhận về một phần quyền sở hữu hệ thống điện của Lào.
Nhưng trong một bài báo khác trên The Diplomat, chuyên gia về thương mại, tài chính và phát triển kinh tế Đông Nam Á James Guild nhấn mạnh kiểu cho vay nợ mờ ám này không có gì mới và không chỉ có từ Trung Quốc. Nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Hoa Kỳ, đã tài trợ cho cơ sở hạ tầng Đông Nam Á trong nhiều thập kỷ qua, tham gia vào các thương vụ che giấu vai trò và trách nhiệm của chính phủ trong việc đảm bảo các khoản vay và giảm thiểu rủi ro đầu tư. Đây không phải là những khoản nợ tiềm ẩn, bạn chỉ cần biết tìm ra chúng ở đâu, chuyên gia viết.
Đằng sau việc Việt Nam là “chủ nợ” lớn thứ 32 của Mỹ

Việt Nam thận trọng

Việt Nam đã vay Trung Quốc 16,35 tỷ USD trong hơn 17 năm, ở Đông Nam Á chỉ đứng sau Indonesia. Tuy nhiên, Hà Nội từ lâu đã nghi ngờ về sáng kiến «Một vành đai, Một con đường» (BRI) và cho đến nay, không có dự án cơ sở hạ tầng mới nào ở Việt Nam được chính thức đưa vào danh sách BRI trong phạm vi công khai. Nhưng sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam (vốn chỉ bị đình chỉ do sự bùng phát COVID-19 kể từ mùa xuân năm 2021) đòi hỏi phải tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng và các chuyên gia quốc tế ước tính nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực này là 605 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2016 tới 2040. Bản thân nhà nước sẽ không cung cấp các khoản đầu tư như vậy, tìm kiếm chúng từ các nguồn tài trợ khác nhau ở nước ngoài. Vào tháng 11 năm 2017, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Bản ghi nhớ về việc thực hiện chung chương trình BRI của Trung Quốc, 2 hành lang và 1 vành đai kinh tế ở Việt Nam, cũng như thành lập nhóm công tác về hợp tác trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, và về hợp tác trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ.
Nhưng bản ghi nhớ phần lớn đã không được thực hiện và vẫn nằm trên giấy. Có nhiều lý do cho việc này. Đó là mức chi phí cao của các khoản vay từ Trung Quốc so với từ các quốc gia và tổ chức khác, thời hạn và thời gian ân hạn khoản vay ngắn hơn. Điều này và nhiều điều kiện tín dụng bổ sung, bao gồm phát triển, sự quản trị dự án của các doanh nghiệp Trung Quốc, mua công nghệ Trung Quốc và sử dụng lao động Trung Quốc. Cũng còn kinh nghiệm về rất nhiều trường hợp các công ty Trung Quốc không hoàn thành nghĩa vụ về thời hạn hoàn thành dự án, chất lượng kém, thiếu minh bạch, vượt chi phí, hủy hoại môi trường và chi phí bảo trì cao. Một trong những ví dụ nổi bật nhất gây phẫn nộ trong xã hội Việt Nam là dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Trung Quốc mở đường nối với bờ biển Ấn Độ Dương trong khuôn khổ dự án “Một vành đai, một con đường”

Không có lý do gì để lo lắng

Các tác giả bài báo thừa nhận khoản nợ của Việt Nam đối với Trung Quốc ít hơn so với nhiều nước láng giềng trong khu vực. Cùng với đó, nợ chính phủ và các khoản vay từ Trung Quốc chiếm 6% GDP Việt Nam, theo AidData. Tuy nhiên, bài báo lưu ý, bằng cách hạn chế nợ nhà nước của mình trước Trung Quốc, Hà Nội khuyến khích các nghĩa vụ trả nợ phi chủ quyền thông qua các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp nhà nước và thậm chí cả các công ty tư nhân. Cho đến nay chưa có chuyện “sập bẫy nợ” trước Trung Quốc, nền kinh tế Việt Nam đủ độ lớn để trả nợ. Nhưng rủi ro chính trị là rất lớn, tờ báo cảnh báo: nếu tình huống phát sinh khi phải dùng tài sản nhà nước để trả nợ, thì sự phẫn nộ của công chúng sẽ trở thành mối đe dọa đối với các cơ cấu cầm quyền.
Nhưng liệu mối đe dọa từ khoản nợ "tiềm ẩn" trước Trung Quốc có thực sự lớn đến như vậy?
Trong bài báo phân tích, hai tác giả từ các tổ chức phương Tây, những người dựa trên dữ liệu từ nghiên cứu của phương Tây, đã cố tình thổi phồng "mối đe dọa từ Trung Quốc", Mikhail Terskikh - nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương thuộc Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO RAS), cho biết.

“Đúng vậy, có vấn đề «nợ ẩn» ở đây. Nhưng trong trường hợp Việt Nam, nó tồn tại trong quan hệ không chỉ với Trung Quốc. 16,35 tỷ đô la được chỉ ra trong các tài liệu của AidData là một con số đáng kể, nhưng chúng ta đang nói về giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2017. Ngoài ra, khối lượng FDI vào Việt Nam tích lũy từ các quốc gia riêng lẻ (Hàn Quốc, Nhật Bản, v.v.) cao hơn nhiều lần so với số tiền này. ... Và sau đó là đầu tư tư nhân, hỗ trợ phát triển chính thức và các nguồn tài chính khác. Vì vậy, không có lý do gì để hoảng sợ. Bản báo cáo, hay như bài báo trên The Diplomat dựa trên đó, khai thác những câu chuyện kinh dị nổi tiếng - việc Bắc Kinh không sẵn lòng chăm sóc môi trường, sự mờ nhạt của hệ thống viện trợ Trung Quốc và đám đông người di cư lao động Trung Quốc. Tất cả điều này phù hợp với logic của các sáng kiến ​​do người Mỹ thúc đẩy nhằm chống lại kế hoạch «Một vành đai, Một con đường» - Blue Dot Network và Build Back Better World. Họ không cung cấp tài chính tương xứng cho các dự án cơ sở hạ tầng như Trung Quốc, nhưng lại đề xuất cho các quốc gia khác dịch vụ để đánh giá "viện trợ đáng sợ từ Trung Quốc".

Nếu nói về khoản nợ chính phủ đối với Trung Quốc từ Việt Nam với 6% GDP, thì để so sánh, chúng ta nên nhìn vào khoản nợ có chủ quyền của các quốc gia khác. Theo dữ liệu từ tổ chức World Population Review, Nhật Bản đạt kỷ lục 234,2% GDP, tiếp theo là Hy Lạp với 182%. Nợ chính phủ Mỹ so với GDP là 107%, Trung Quốc - 54,5%.
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng mạnh
Ban lãnh đạo Việt Nam luôn được biết đến với sự linh hoạt và cẩn trọng. Họ hoàn toàn nhận thức được những cạm bẫy trong quan hệ Việt - Trung, cả về chính trị và kinh tế. Và họ sẽ không cho phép tích lũy các khoản nợ quá lớn trước nước láng giềng phương Bắc đáng gờm của mình.
Thảo luận