ASEAN mời đại biểu "phi chính trị" Myanmar tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo ASEAN

Moskva (Sputnik) - Bộ trưởng ngoại giao các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó có Myanmar, đã không thể đi đến thống nhất về sự tham gia của người đứng đầu chính phủ quân sự và thủ tướng nước này - tướng Min Aung Hlaing, trong hội nghị thượng đỉnh sắp tới của các nhà lãnh đạo khối từ 26 – 28 tháng 10.
Sputnik
Và quyết định mời đại diện “phi chính trị” của Myanmar thay thế.
Điều này được nêu trong tuyên bố của bộ Ngoại giao Brunei hôm thứ Bảy, nước đang thực hiện nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên của tổ chức vào năm 2021.

Myanmar tham gia Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo ASEAN

"Trong một cuộc thảo luận kéo dài (tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vào thứ Sáu), đã không đạt được nhất trí nào về sự tham gia của đại diện chính trị Myanmar trong Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo ASEAN sắp tới và các hội nghị cấp cao liên quan", - tuyên bố cho biết.

Việt Nam mong muốn các nước ASEAN cùng chung tay giúp đỡ Myanmar
Tài liệu cho biết:
"Tại cuộc họp, các nước quyết định mời đại diện phi chính trị của Myanmar tham dự hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo sắp tới, có tính đến những bảo lưu được đề xuất tại cuộc họp của đại diện Myanmar".
Hội nghị thượng đỉnh hàng năm của các nhà lãnh đạo quốc gia thành viên khối cùng một loạt các cuộc họp và hội nghị thượng đỉnh liên quan về nhiều vấn đề, bao gồm phát triển kinh tế của khu vực và an ninh khu vực, dự kiến ​​diễn ra từ ngày 26-28 tháng 10, được tổ chức tại Brunei theo phương thức hỗn hợp trực tiếp và online.
Ngoại trưởng Singapore: ASEAN ở Myanmar không hiệu quả như mong đợi

Tình hình ở Myanmar

ASEAN, trong đó Myanmar là thành viên, kêu gọi tất cả các bên xung đột chấm dứt bạo lực và đàm phán hòa bình. Các nước thành viên ASEAN, trong khi đánh giá tình hình ở Myanmar là một cuộc khủng hoảng và cùng kêu gọi tất cả các bên xung đột trong nước chấm dứt bạo lực và đàm phán, có quan điểm khác nhau về các biện pháp cụ thể mà khối khu vực có thể và cần thực hiện để đạt được điều này. ASEAN có các nguyên tắc luật định là chỉ đưa ra mọi quyết định dựa trên sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Đảo chính quân sự ở Myanmar

Ngày 1/2 Bộ chỉ huy quân sự Myanmar thông báo ban bố tình trạng khẩn cấp trong 1 năm và bãi nhiệm ban lãnh đạo dân sự của nước này. Các quan chức quân đội cho rằng phải làm điều này là do gian lận quy mô lớn, mà họ cho rằng đã diễn ra trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 11 năm 2020. Kể từ đầu tháng Hai, các cuộc biểu tình đã tiếp tục diễn ra trong nước, hậu quả là hơn 1000 người đã chết.
Thảo luận