Sau EVFTA, nhiều ‘ông lớn’ châu Âu xem Việt Nam như ‘miếng bánh tỷ đô’

Các ông lớn châu Âu rót hàng tỷ USD vào Việt Nam sau EVFTA, coi quốc gia Đông Nam Á này là một trong những điểm đầu tư FDI triển vọng, ‘miền đất hứa’, ‘miếng bánh tỷ đô’ của kỷ nguyên phát triển mới.
Sputnik
Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2021, hơn 22 tỷ USD đã được các tập đoàn lớn hàng đầu châu Âu đổ vào Việt Nam, bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Sau EVFTA, trao đổi thương mại đầu tư Việt Nam – EU tăng lên đáng kể.

EVFTA đưa hàng Việt Nam sang EU tăng mạnh

Theo báo cáo Chính phủ gửi Quốc hội, sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ 1/8/2020, trao đổi thương mại, đầu tư trực tiếp từ các quốc gia thành viên thuộc Liên minh châu Âu (EU) đổ vào Việt Nam tăng mạnh.
Trong 7 tháng đầu năm 2021, kim ngach xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu đạt 32,4 tỷ USD, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm 2020 dù đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng lớn.
Báo cáo cho thấy, nếu tính riêng xuất khẩu, kim ngạch 7 tháng năm 2021 đạt 22,81 tỷ USD, tăng 17% so với 7 tháng năm 2020. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường EU đạt 9,61 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Với EVFTA, Việt Nam xóa bỏ thành công nghi ngờ về năng lực cung cấp
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, một năm sau khi EVFTA được thực thi, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU đạt 54,6 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ.
Cụ thể, trị giá xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 38,5 tỷ USD, tăng 11,3% so cùng kỳ và trị giá nhập khẩu của nước ta từ EU là 16,2 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ. Cán cân thương mại thặng dư 22,3 tỷ USD.
Tính gộp trong 8 tháng đầu năm nay, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với EU đạt 36,87 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 25,81 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường EU đạt 11,06 tỷ USD, tăng 18,2%.
Tuy vậy, có một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU như dệt may, cà phê, sản phẩm sắt thép lại cho thấy tỷ lệ cấp mẫu C/O còn tương đối khiêm tốn.
Điều này thể hiện qua việc 7 tháng năm 2021 tỷ lệ cấp C/O đối với dệt may khoảng 15,7%, đối với cà phê và sắt thép khoảng 9%.
Báo cáo cũng cho thấy, hiện mới chỉ có 38/63 tỉnh, thành có hoạt động xuất nhập khẩu với các nước EU. Nhiều tỉnh, thành hiện nay vẫn tập trung vào các thị trường truyền thống, chưa đẩy mạnh sang các thị trường EU. Cùng với đó, có những địa phương kim ngạch xuất khẩu rất lớn nhưng tỷ trọng giá trị xuất khẩu sang các nước EU chưa cao.

‘Miếng bánh tỷ USD’: Doanh nghiệp EU tăng đầu tư vào Việt Nam

Chưa khi nào, doanh nghiệp FDI EU ‘đến gần’ Việt Nam như thế. Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ của quốc gia giàu tiềm năng không vọt ngoài tầm ngắm của những “đại bàng” lớn, giới đầu tư FDI từ Liên minh châu Âu.
Về đầu tư, Chính phủ dự báo dòng đầu tư trực tiếp FDI từ EU vào Việt Nam về trung hạn và dài hạn sẽ gia tăng đáng kể với nhiều dự án chất lượng có giá trị cao.
Báo cáo cho biết, chỉ tính riêng 9 tháng năm 2021 này, khối Liên minh châu Âu đã có 2.242 dự án của 26 trong số 27 nước thành viên rót vào Việt Nam, tăng 164 dự án so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng vốn đăng ký số dự án này đạt 22,24 tỷ USD, tăng 483 triệu USD so với cùng kỳ 2020.
Vương quốc Hà Lan là quốc gia đứng đầu danh sách đối tác có nhiều “đại bàng” đầu tư vào Việt Nam – đứng đầu danh sách với 382 dự án, đạt tổng vốn gần 10,4 tỷ USD chiếm gần 46,5% vốn đầu tư EU vào Việt Nam. Đứng thứ hai là Pháp với 3,62 tỷ USD, kế đến là Đức 2,25 tỷ USD.
Hà Nội “thân” hơn với EU: Chờ Việt Nam bứt phá trên “đường cao tốc” EVFTA
Nhiều “gã khổng lồ” của EU đang làm ăn, hoạt động rất hiệu quả tại Việt Nam như Shell Group (Hà Lan), Total Elf Fina (Pháp - Bỉ), Daimler Chrysler (Đức), Siemen, Alcatel Comvik (Thụy Điển) …
Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội cũng nhận định, xu thế đầu tư của EU chủ yếu vẫn tập trung vào các ngành công nghiệp công nghệ cao.
Gần đây, nhiều “ông lớn” EU đang chuyển dịch sang các ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, văn phòng cho thuê, bán lẻ), công nghiệp phụ trợ, chế biến thực phẩm, nông nghiệp công nghệ cao, dược phẩm, năng lượng sạch (điện gió, điện mặt trời, khí hóa lỏng LNG) …
Báo cáo của Chính phủ cũng cho biết, để chuẩn bị đón “đại bàng”, làn sóng đầu tư từ các nước EU, nhiều địa phương của Việt Nam đã có nhiều chính sách cởi mở như chuẩn bị sẵn quỹ đất sạch trong và ngoài khu công nghiệp, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, trong đó có nhân lực chất lượng cao, chủ yếu thông qua các hình thức đào tạo nghề, tổ chức các khóa tập huấn năng lực trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, logisctic…
Cùng với đó, các địa phương cũng tập trung hoàn thiện thể chế, triển khai nhiều hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp FDI từ châu Âu, khắc phục các vướng mắc, rào cản trong hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Thách thức từ EVFTA là gì?

Nhiều mặt lợi và tích cực là vậy, tuy nhiên, theo Chính phủ, Việt Nam còn phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức chủ quan từ nội tại doanh nghiệp cũng như đặc thù thị trường.
Theo báo cáo của Chính phủ, dù đã nỗ lực tận dụng lợi thế từ EVFTA nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường châu Âu do họ chưa đáp ứng đủ các yêu cầu đặt ra từ quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cao, khắt khe với mục đích bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, thân thiện với môi trường, hướng đến phát triển bền vững chứ không chỉ chăm chăm lợi nhuận.
Tại EU, xu hướng bảo hộ, áo dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cùng hàng rảo cản phi thuế quan ngày càng gia tăng.
Việt Nam phản hồi về Báo cáo tự do tôn giáo, EVFTA, Mỹ điều tra gỗ dán
Chính phủ nhận định đây vẫn là khó khăn, thách thức, nút thắt lớn cho các công ty Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, chưa có nhiều kinh nghiệm tiếp cận thị trường khó tính này.
Bên cạnh đó, cũng như vấn đề mà Bộ Công Thương đã nhắc rất nhiều lần, không ít doanh nghiệp Việt Nam còn bị động, thậm chí thờ ơ trong việc tìm hiểu EVFTA. Doanh nghiệp, nhất là nhóm quy mô nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh còn yếu nhưng giá thành bán sản phẩm lại cao, dù chất lượng còn thấp so với tiêu chuẩn của EU và quốc tế, nên hẳn nhiên, việc tiếp cận và thâm nhập sâu, chiếm lĩnh thị trường là cả thách thức.
Trong khi đó, những doanh nghiệp có sản phẩm tốt, năng lực cạnh tranh cao lại gặp khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn mở rộng hoạt động kinh doanh sản xuất, khó tận dụng thành công, triệt để lợi ích từ EVFTA.
Ở cấp độ địa phương, nhiều lãnh đạo có mức độ quan tâm chưa hợp lý, chưa thực sự đánh giá đúng nhu cầu hội nhập, thực thi các FTA. Nhiều tỉnh/thành phố chưa có sự chủ động vào cuộc trong xây dựng định hướng, chiến lược tận dụng FTA cho các doanh nghiệp tại địa phương mình.
Báo cáo của Chính phủ cũng nêu rõ thực trạng, mới chỉ có hơn nửa số tỉnh thành của cả nước có hoạt động xuất nhập khẩu với các quốc gia EU, còn lại chủ yếu vẫn chỉ lo khai thác các thị trường truyền thống, đã quen, dễ tiếp cận.

EVFTA đóng góp vào GDP Việt Nam ra sao?

Như đã biết, Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam là thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU.
EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.
Quốc hội Việt Nam chính thức thông qua EVFTA – sự kiện mong chờ từ lâu
Được ký ngày 30/6/2016, có hiệu lực từ 1/8/2021, có thể khẳng định, EVFTA đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế thương mại của Việt Nam với tiêu chuẩn cao, toàn diện, mức độ cam kết sâu, bảo đảm lợi ích cân bằng song phương. Hiệp định đã chứng minh những thành quả tốt đẹp mà mối quan hệ hợp tác giữa EU và Việt Nam mang lại.
Với EVFTA, gần như 100% các dòng thuế theo lộ trình 7-10 năm, số ít dòng thuế còn lại cũng được hưởng hạn ngạch với thuế suất 0%. Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18 - 3,25% (năm 2019 - 2023); 4,57 - 5,30% (năm 2024 - 2028) và 7,07 - 7,72% (năm 2029 - 2033).
Hiệp định này cũng mang lại nhiều cơ hội để Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư, tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
EVFTA cũng mang đến cho Việt Nam rất nhiều hợp đồng triệu đô, thậm chỉ tỷ đô, đưa quốc gia Đông Nam Á này trở thành một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất trong khu vực và thế giới với nhiều lợi thế thu hút FDI nổi bật hơn nhiều so với các đối thủ.
Thảo luận