"Tôi rất lo lắng cho Trung Quốc". Nhà kinh tế: biện pháp cứng rắn của chính phủ giết chết kinh tế

Theo CNBC, nhà kinh tế Raghuram Rajan, cựu nhân viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng các biện pháp cứng rắn của chính phủ Trung Quốc trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - từ công nghệ đến giáo dục tư nhân và thị trường bất động sản –có nguy cơ mắc sai lầm lớn.
Sputnik

Sai lầm lớn của Trung Quốc

"Tôi rất lo lắng cho Trung Quốc, vì ở một mức độ nào đó, họ đang tấn công vào cốt lõi tăng trưởng của mình. Đến một lúc nào đó, họ sẽ phải từ bỏ phương pháp này và chuyển sang một phương pháp mới", – ông Rajan nói.

Theo ông, lĩnh vực lớn nhất mà Trung Quốc đang cố gắng cải cách là thị trường nhà ở. Các nhà chức trách Trung Quốc thực hiện các biện pháp kiềm chế bất động sản tăng giá, kể cả bằng cách cắt giảm tài trợ cho các chủ đầu tư mắc nợ nhiều. Theo ông Rajan, trong ngắn hạn, động thái như vậy không đáng tin cậy. Ông lưu ý rằng giống như công ty Trung Quốc Evergrande, hiện đang cố gắng trả nợ để tránh vỡ nợ, các nhà phát triển khác có thể gặp phải những vấn đề tương tự.
Theo ông Rajan, nếu các biện pháp của chính phủ khiến giá bất động sản giảm, chủ nhà sẽ trở nên nghèo hơn và chính quyền địa phương sẽ mất thu nhập. Theo nhà kinh tế, họ chính là nguồn tài trợ quan trọng cho các doanh nghiệp địa phương.
Chính sách cứng rắn của Bắc Kinh đặc biệt ảnh hưởng đến lĩnh vực công nghệ và giáo dục tư nhân. Nhà nước tăng cường kiểm soát các công ty lớn để thực hiện chương trình "phồn vinh chung", để cho tất cả mọi người "giàu có ở mức vừa phải". Để giải quyết tình trạng bất bình đẳng về thu nhập, chính phủ sẽ buộc các công ty lớn và giàu có của Trung Quốc phải trả nhiều thuế hơn.
Giới chuyên gia nêu rủi ro chính đối với nền kinh tế Trung Quốc
Thảo luận