Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến sáng 19/10, Việt Nam có 867.221 ca mắc COVID-19, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 154/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.807 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 862.531 ca, trong đó có 790.163 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (418.692), Bình Dương (225.853), Đồng Nai (59.015), Long An (33.806), Tiền Giang (15.105).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 18/10 là 1.136 ca nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 792.980.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 86 ca.Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 21.269 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong ở Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 63.434.180 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 45.281.937 liều, tiêm mũi 2 là 18.152.243 liều.
Sau 2 tuần mở cửa, TP.HCM chưa ghi nhận ổ dịch trong cộng đồng
Tại cuộc họp báo thông tin về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn vào chiều 18/10, ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM đã có nhận định tổng quát về tình hình dịch của thành phố.
Theo ông Hải, những ngày qua, số bệnh nhân nặng đang thở máy có xu hướng giảm rõ rệt (ngày 14/10 có 458 ca, ngày 15/10 có 443 ca, ngày 16/10 có 430 ca và ngày 17/10 có 404 ca); đồng thời số ca nhập viện ngày càng giảm và thấp hơn số ca xuất viện.
18 Tháng Mười 2021, 12:45
Thông tin tại cuộc họp báo cũng cho biết, sau 2 tuần mở cửa, TP.HCM chưa ghi nhận ổ dịch trong cộng đồng. Các trường hợp mắc COVID-19 được ghi nhận là ổ dịch trong hộ gia đình. Theo đó, nếu F0 lây cho người cùng hộ gia đình thì không gọi là ổ dịch trong cộng đồng.
Đã được một tuần kể từ khi Chính phủ chính thức ban hành Nghị quyết 128 và Bộ Y tế ban hành Quyết định 4800 về quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” với 4 mức độ dịch khác nhau.
TP.HCM là một trong hơn 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa có báo cáo đánh giá cũng như chưa chính thức công bố cấp độ dịch theo nghị quyết mới này.
Tuy nhiên, trên thực tế, TP.HCM đã thực hiện tinh thần của nghị quyết này từ 1/10 - thời TP điểm áp dụng Chỉ thị 18.
Theo ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, chỉ thị này được xây dựng trên cơ sở đánh giá TP ở cấp độ dịch thứ 3 theo dự thảo hướng dẫn tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Phụ lục trong chỉ thị về các lĩnh vực được phép hoạt động có nhiều điểm tương đồng so với Nghị quyết 128 của Chính phủ.
Chuyên gia đề xuất cho phép TP.HCM mở lại dịch vụ ăn uống tại chỗ
Theo Chỉ thị 18 của UBND TP.HCM, TP Thủ Đức là địa phương đầu tiên ban hành đánh giá cấp độ dịch tại 34 phường (19 phường cấp độ 2 - vàng; 15 phường cấp độ 3 - cam) cùng điều kiện hoạt động của các lĩnh vực. Nhiều quận, huyện nhanh chóng đánh giá cấp độ dịch và báo cáo lên UBND TP.HCM, cụ thể: Quận 7 - cấp độ 1; quận 11 - cấp độ 1; quận 1 - cấp độ 2 (tính đến 18/10).
Nói về cấp độ dịch của TP.HCM, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết:
"Thành phố đang hơi 'lấp lửng' ở cấp độ 2. Nếu kiểm soát tốt có thể qua cấp độ 2, còn nếu lệch một chút thì qua cấp độ 3. Nhưng đang có xu hướng dịch về cấp độ 2".
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết TP.HCM sẽ công bố cấp độ dịch trong vài ngày tới. Tinh thần là không thay thế Chỉ thị 18 mà có thể chỉ thay đổi phần phụ lục cho phù hợp với cấp độ dịch của TP.HCM.
Theo Nghị quyết 128, nếu ở cấp độ dịch 2, TP.HCM sẽ tiếp tục ngừng hoạt động hoặc hoạt động hạn chế các cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, karaoke, massage, quán bar, Internet, trò chơi điện tử, làm tóc (bao gồm cắt tóc), làm đẹp và một số cơ sở khác do địa phương quyết định.
Tuy nhiên, hoạt động bán hàng rong, vé số dạo có thể được hoạt động (hoặc hoạt động có điều kiện) trở lại. Ngoài ra, một số lĩnh vực được hoạt động hạn chế như: Giáo dục, đào tạo trực tiếp; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; bảo tàng, triển lãm, thư viện, rạp chiếu phim, cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao.
Đặc biệt, với cấp độ dịch 2, người dân tại TP.HCM có thể đi lại giữa những địa bàn có cấp độ dịch khác nhau mà không bị hạn chế.
"Cá nhân tôi nghĩ TP.HCM có thể cho phép ăn uống tại chỗ bởi đây là hoạt động đem lại sinh khí cho thành phố, kích thích nhu cầu sinh hoạt và kích cầu kinh tế".
Tuy nhiên, với các hoạt động giải trí có nguy cơ lây nhiễm cao như rạp chiếu phim, karaoke, quán bar... ông cho rằng chưa nên mở. Dù chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp, chuyên gia nhận định đây là các hoạt động không thiết yếu, chủ yếu hoạt động trong không gian kín nên nguy cơ rất cao.