"Nếu Bắc Kinh và Washington ký kết thỏa thuận thì nó có thể trở thành một vấn đề đối với châu Âu, vì các kho trữ khí đốt của họ không đủ đầy", - bản tin cho biết.
Các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc hiện đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng với các nhà xuất khẩu Mỹ về một thỏa thuận trị giá hàng tỷ đô la cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng cho CHND Trung Hoa. Bắc Kinh kỳ vọng rằng thỏa thuận sẽ được ký kết trước cuối năm nay.
N-TV cho rằng Nga có thể giúp giải quyết tình hình trên thị trường châu Âu bằng cách tăng nguồn cung thông qua hệ thống đường ống của họ. Tuy nhiên, cơ hội xuất khẩu của Moskva, như tác giả của tài liệu lưu ý, bị hạn chế do nhu cầu lấp đầy các kho chứa của chính mình và thực tế là sản lượng khai thác khí đốt có lẽ đã ở mức tối đa.
Khủng hoảng năng lượng ở Châu Âu
Giá khí đốt ở châu Âu đã tăng mạnh trong những tháng gần đây. Ngay đầu tháng 8 vừa rồi, giá ước tính của các hợp đồng kỳ hạn giao sau gần nhất theo chỉ số TTF của Hà Lan là khoảng 515 USD/một nghìn mét khối, nhưng đến cuối tháng 9, con số này đã tăng hơn gấp đôi. Sau khi đạt mức đỉnh từ trước tới nay là 1.937 USD/1000 m3, giá nhiên liệu xanh trên thị trường thế giới đã ổn định ở mức khoảng một nghìn USD.
Theo các chuyên gia, việc giá khí đốt kỳ hạn giao sau tăng có thể được giải thích do những nguyên nhân như các kho chứa khí đốt ngầm ở châu Âu chưa đầy, nguồn cung hạn chế từ các nhà cung cấp chính và nhu cầu cao ở châu Á đối với khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).