Cụ thể, tác giả bài viết nhận xét rằng các nhà lãnh đạo châu Âu đã tự đẩy mình vào góc bí, và cố gắng «thực hiện ước mơ khí hậu» bất thành có thể coi là «một trong những hành động tự hại đau đớn nhất trong lịch sử».
«Món thuốc giá cao» từ Putin
Nhiều nhà bình luận lưu ý rằng Matxcơva đã biết thể hiện mình một cách thành thạo và hiện đang hưởng lợi từ tình huống này.
«Nào, ta hãy thừa nhận rằng hiện nay Putin vẫn luôn thông minh và nhạy bén hơn tất cả các nhà lãnh đạo châu Âu và Mỹ»… «Đừng bao giờ cản trở kẻ thù nếu hắn muốn tự sát». «Putin thậm chí chẳng cần xuống tay tiêu diệt chúng ta. Ông ấy chỉ nhìn chúng ta tự hủy diệt bản thân. Và sau đó gửi cho chúng ta món thuốc với giá đắt», - các độc giả nhận xét.
Một độc giả khác mỉa mai rằng phải chăng nếu đốt khí gas nhập khẩu chứ không dùng gas nội địa thì lượng thải CO2 sẽ ít hơn?
«Người Nga không quên những năm 1990»
«Tất cả chuyện này đều có thể đoán trước. Nhưng Nga đâu phải là duy nhất độc đáo. Châu Âu và Hoa Kỳ sẽ không giúp Nga nhân danh chủ nghĩa nhân văn nếu như vì ngu ngốc họ tự đào cho mình cái hố như vậy. Người Nga còn nhớ rõ những năm 1990. Nhân tiện, nói về sự ngu ngốc … Nga đứng ở vị trí thứ hai về khối lượng cung cấp dầu cho Hoa Kỳ», - độc giả nói thêm.
Cộng đồng người dùng mạng nêu ra giả thiết rằng tin đồn đại về sự cáo chung của nhiên liệu hóa thạch đã bị phóng đại nhiều lần.
Khủng hoảng khí đốt
Trong những tháng gần đây, giá khí đốt giao sau ở châu Âu đã tăng hơn gấp đôi. Mới tháng 8 vừa rồi giá hầu như không vượt quá 500 USD. Nhưng đến ngày 6 tháng 10 khí đốt đã lên tới mức giá cao nhất từ trước tới nay là 1.937 USD cho một nghìn mét khối, sau đó bắt đầu giảm nhưng vẫn ở trên mốc 1.000 USD.
Các chuyên gia nêu ra những yếu tố tiền đề dẫn đến tình trạng hiện nay: lượng lưu trữ ở lục địa châu Âu thấp, nguồn cung từ các nhà cung cấp hạn chế và nhu cầu cao về khí tự nhiên hóa lỏng ở châu Á.