Quân đội Nga sẽ nhận được hệ thống tên lửa phòng không vác vai ở tầm xa tăng rất cao

Quân đội Nga sẽ sớm có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không ở độ cao lớn. Tập đoàn nhà nước Rostec của Nga bắt đầu phát triển các hệ thống tên lửa phòng không di động (MANPADS) để mở rộng đáng kể khả năng phòng không tầm xa.
Sputnik
Sau đây là tài liệu của Sputnik về các hệ thống MANPADS được trang bị cho quân đội Nga và hệ thống tên lửa phòng không mới đang được phát triển.
Các hệ thống tên lửa phòng không di động bắt đầu được phát triển ở Hoa Kỳ và Liên Xô vào cuối những năm 1950, và muộn hơn một chút - ở Anh, Pháp và Cộng hòa Liên bang Đức. Năm 1968, Hoa Kỳ và Liên Xô gần như cùng một lúc trang bị cho quân đội các hệ thống giống nhau về thiết kế được trang bị tên lửa với đầu dò ảnh nhiệt - Redeye FIM-43 và Strela-2 (9K32). Năm 1970, ở Liên Xô đã xuất hiện phiên bản cải tiến là Strela-2M (9K32M). Loại vũ khí mới đã thay đổi đáng kể các quy tắc chiến đấu khi các binh chủng tham gia tác chiến. Bộ binh đã có khả năng tiêu diệt các phương tiện bay đắt tiền và dễ dàng né tránh cuộc tấn công trả đũa, ẩn nấp trong các nếp gấp của địa hình.
Người phục vụ với MANPADS Igla
Ngay sau đó Strela-2 và Strela-2M đã được thử nghiệm trong các cuộc xung đột cục bộ. **Các tổ hợp này đã có những đóng góp lớn trong cuộc chiến tranh giải phóng ở Việt Nam. Các hệ thống này đã được cung cấp chủ yếu để chống trực thăng Mỹ. Theo thống kê, trong giai đoạn 1972-1975, có 589 lần Quân đội Nhân dân Việt Nam và lực lượng vũ trang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sử dụng các hệ thống tên lửa phòng không di động của Liên Xô, có hơn 200 máy bay các loại bị tên lửa Strela bắn hạ trên chiến trường Việt Nam. Và ngày 18/6/1972, trên thung lũng A Sầu, tỉnh Thừa Thiên - Huế, một máy bay hỏa lực yểm trợ hạng nặng AC-130 Spectre của Mỹ bị bắn rơi bởi tên lửa Strela-2.
Tên lửa mới của Nga ra mắt
Tại Trung Đông, trong khoảng thời gian từ giữa năm 1968 đến giữa năm 1970, quân đội Ai Cập đã bắn hạ 36 máy bay Israel bằng tên lửa Strela-2, và trong Chiến tranh Yom Kippur (10/1973), người Ai Cập và Syria đã sử dụng tổ hợp tên lửa Strela để bắn hạ 23 máy bay Israel. Sau đó, các tổ hợp loại Strela-2 đã được sử dụng trong cuộc chiến ở Angola chống lại không quân Nam Phi, trong chiến tranh Iran-Iraq và thậm chí cả trong xung đột giữa Anh và Argentina trên quần đảo Falkland. Vào ngày 31 tháng 1 năm 1991, trong Chiến tranh vùng Vịnh, quân đội Iraq đã sử dụng tổ hợp Strela-2 để hạ gục pháo hạm Mỹ AC-130. Các bản sao được cấp phép của MANPADS Strela-2 đã được sản xuất ở Romania và Ai Cập, ở Trung Quốc tổ hợp này đã được sản xuất mà không được phép của Liên Xô. Năm 1974, các chuyên gia đã phát triển phiên bản cập nhật của tổ hợp Strela-3 (9K34). Đặc điểm của nó là cơ chế làm mát đầu dẫn đường hồng ngoại, làm tăng khả năng phân biệt nguồn nhiệt mục tiêu hay các bẫy hồng ngoại.
Các quân nhân trong một cuộc tập trận chiến thuật đặc biệt của một đơn vị phòng không thuộc một sư đoàn dù ở Lãnh thổ Krasnodar
Tuy nhiên, loại hệ thống phòng không di động tiếp theo của Liên Xô - Igla (9K38) được trang bị cho quân đội vào năm 1983, đã trở thành một bước đột phá thực sự, đây là cách đáp trả Stinger FIM-92 của Mỹ đã xuất hiện trước đó hai năm. Hệ thống Igla có độ chính xác cao hơn và tầm bắn xa hơn so với Strela. Tên lửa của tổ hợp Igla có tính cơ động cao hơn và có chức năng giảm lực cản khí động chính diện lên tên lửa. Đây là lần đầu tiên hệ thống "bạn hay thù" được tích hợp sẵn trong tổ hợp Igla. Từ giữa những năm 1990, tổ hợp Igla đã được chấp thuận xuất khẩu và đã được cung cấp cho hơn 30 quốc gia (trong đó có Việt Nam). Phiên bản sửa đổi mới nhất của tổ hợp này Igla-S và Igla-Super (9K338) đã được đưa vào biên chế trong năm 2002.

Hệ thống tên lửa Verba hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết

Hệ thống phòng không di động hiện đại nhất trong kho vũ khí của Lực lượng vũ trang Nga là Verba (9K333). Tổ hợp này đã được trình bày tại Diễn đàn Army-2015. Nó vượt qua đáng kể các tổ hợp thế hệ trước về hiệu quả chiến đấu. Tên lửa phòng không vác vai cải tiến Verba có thể đánh chặn máy bay, trực thăng, máy bay không người lái và tên lửa hành trình ở độ cao từ 10 m đến 4.500 m và ở khoảng cách lên đến 6 km. Kết quả này tốt hơn so với Stinger huyền thoại (độ cao hạ gục tối đa của nó là 3.500 m, tầm bắn - 4,5 km).
"Có thể trang bị cho mỗi chiến binh": Nga đã nhận được viên thuốc để "điều trị máy bay" NATO
Tên lửa của tổ hợp Verba có đầu đạn tự dẫn hoạt động trong các vùng tử ngoại, hồng ngoại gần và hồng ngoại trung. Nó có khả năng phân biệt mục tiêu thật với bẫy nhiệt và tự tin bắn trúng chúng. Phần chiến đấu của tên lửa nặng 2,5 kg, chứa nhiều phần tử sát thương, và có thể phát nổ khi va chạm trực tiếp với mục tiêu cũng như ở một khoảng cách nào đó. Sức công phá ở vụ nổ đủ để vô hiệu hóa động cơ của hầu hết các loại phương tiện bay hiện đại.
Một hệ thống điều khiển tự động phân phối mục tiêu giữa các xạ thủ phòng không. Tổ hợp Verba có khả năng tích hợp vào hệ thống phòng không chung và sử dụng thông tin về tình hình trên không từ các đài radar lớn. Và nó cũng có radar riêng, thăm dò vùng trời trong bán kính 80 km, có thể phát hiện sớm kẻ thù và chuẩn bị cho cuộc tấn công.
MANPADS 9K333 "Verba"
Tổ hợp Verba hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, chịu được nhiệt độ từ - 50 đến +50 độ C. Điều quan trọng là nó có thể được sử dụng suốt ngày đêm, được trang bị kính ngắm ban đêm có thể tháo rời. Phần lớn MANPADS chỉ có thể được sử dụng vào ban ngày.
Đến nay chỉ có rất ít thông tin về hệ thống tên lửa phòng không di động mới của Nga. Các đặc điểm hoạt động, ngoại hình và thời hạn đưa nó vào sử dụng vẫn chưa được tiết lộ. Đại diện của Tập đoàn Rostec thậm chí không công bố tên gọi của nó. Rất có thể, hệ thống tên lửa phòng không đầy hứa hẹn của Nga là sự phát triển tiếp theo của Verba, nhưng nó đáng tin cậy hơn, có tầm bắn xa hơn và chống nhiễu. Phạm vi bắn xấp xỉ 10 km. Các nhà thiết kế đang làm việc để cải thiện độ chính xác, tức là tăng độ nhạy của đầu đạn tự dẫn trên tên lửa phòng không.
Quân nhân với hệ thống tên lửa phòng không vác vai "Verba" trong cuộc thi "Tấn công đổ bộ" trong khuôn Hội thao Quân sự quốc tế năm 2019 (Army Games 2019)
Được biết, hệ thống tên lửa phòng không di động đầy hứa hẹn chủ yếu nhằm mục đích chống lại các mục tiêu có kích thước nhỏ và độ tương phản thấp: kho đạn và các loại UAV mini. Những kinh nghiệm của các cuộc chiến cục bộ gần đây nhất cho thấy rằng, các mục tiêu như vậy khó bị đánh trúng bởi các loại vũ khí phòng không được thiết kế để chống lại máy bay, trực thăng và tên lửa hành trình. Những người lính với tổ hợp di động có thể đối phó với nhiệm vụ này tốt hơn nhiều.
Trong mọi trường hợp, hệ thống tên lửa phòng không di động vẫn là mối đe dọa chính đối với các phi công quen với việc chạy trốn các tên lửa phòng không mạnh mẽ ở độ cao thấp.
Thảo luận