Ông nhấn mạnh: các sản phẩm thịt đã qua chế biến, bánh kẹo, bột mì và các sản phẩm bánh mì, nước ngọt có đường và một lượng vừa phải các sản phẩm từ sữa béo được coi là "độc hại có điều kiện".
Điều quan trọng là cân bằng
"Ngày nay, bất chấp việc ăn uống lành mạnh đã phổ biến, các số liệu thống kê vẫn giữ nguyên: sự mất cân bằng trong chế độ ăn được đặc trưng bởi lượng chất béo dư thừa (đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa), nhiều đường, muối ăn và không đủ lượng chất béo không bão hòa đa, chất xơ, vitamin và khoáng chất", - ông Karpenko nói thêm.
Bác sĩ kể lại rằng việc lạm dụng chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, các bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ…) cũng như rối loạn tiêu hóa.
Bác sĩ Karpenko kêu gọi kiểm soát tần suất và số lượng tiêu thụ các sản phẩm như vậy. Cụ thể, mỗi tuần chỉ nên ăn thịt đỏ không quá hai lần, muối - năm gam/ngày. Nói chung, bác sĩ Karpenko lưu ý, chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống nên ít hơn 10% tổng lượng calo, và đường tự do - ít hơn 5 đến 10%.