«Ngoại giao cá nhân» của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio có thể dẫn đến đâu?

Đối với người Nhật, tháng 10 này là khoảng thời gian khi một nhà lãnh đạo mới xuất hiện ở đất nước Mặt trời mọc. Ngày 4 tháng 10, tân lãnh đạo đó là ông Fumio Kishida, còn ngày 31 tháng 10, đảng Dân chủ Tự do của ông hẳn là sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội. Chuyên gia Piotr Tsvetov của Sputnik sẽ phân tích về các sự kiện này.
Sputnik

Họ nói gì trong các cuộc họp thượng đỉnh qua điện thoại

Ngày 4 tháng 10 nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản, ông Kishida Fumio tuyên bố sẽ tiến hành «ngoại giao cá nhân», tức là thân chinh giao lưu với những đối tác cần thiết. Và ngay trong những ngày đầu tiên ngồi vào ghế Thủ tướng, ông Kishida đã trò chuyện với những «đối tác cần thiết» này qua điện thoại. Trước hết là với các đồng nghiệp từ Đối thoại An ninh Bốn bên QUAD - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Thực chất của cuộc trò chuyện: cần tăng cường hợp tác trong bộ tứ (gồm cả Australia).
Còn trong cuộc trò chuyện với Tổng thống Putin, nhà lãnh đạo mới của Nhật Bản bày tỏ nguyện vọng phát triển quan hệ với LB Nga.
Nhiều chủ đề được nhắc đến trong cuộc trò chuyện với Chủ tịch CHND Trung Hoa Tập Cận Bình. Thủ tướng Nhật Bản không ngần ngại buông lời phê phán hành động của chính quyền Trung Quốc ở Hồng Kông, ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, trong quan hệ với Đài Loan và quần đảo Senkaku. Đồng thời, ông Kishida kêu gọi người đồng cấp Trung Quốc hãy phát triển «quan hệ mang tính xây dựng và ổn định» giữa hai nước.
Nhật Bản phàn nàn về phương pháp tác chiến mới của Nga
Và Thủ tướng Nhật Bản cũng yêu cầu tất cả những người đối thoại của ông dành hỗ trợ trong việc giải quyết vấn đề của các công dân Nhật Bản, dường như bị chính quyền Bắc Triều Tiên bắt cóc từ hồi những năm 1970 và 1980.

Phía sau phép lịch sự ngoại giao

Mọi người đều thấy rõ rằng những cuộc tiếp xúc đầu tiên như vậy của tân Thủ tướng Nhật Bản với các đối tác nước ngoài không nói lên nhiều điều về chính sách đối ngoại trong tương lai của ê-kip nội các mới. Ở mức độ đáng kể, những cuộc tiếp xúc đó không vượt ra ngoài khuôn khổ phép lịch sự thông thường.
Tuy nhiên, từ thực tế ông Kishida nhấn mạnh hướng phát triển các mối quan hệ trong QUAD, vốn đang ngày càng lộ rõ hình hài giống như một khối quân sự chống Trung Quốc, khiến dư luận phải suy nghĩ về kế hoạch của Tokyo. Thêm vào đó, có thể kể tới lời tuyên bố của ông Kishida về yêu cầu cần thiết chỉnh sửa chiến lược quốc phòng của đất nước Nhật Bản. Mà không chỉ riêng chiến lược. Trong chương trình tranh cử của mình, ông Kishida tuyên bố dự định tăng gấp đôi tỷ trọng chi ngân sách quốc phòng, tức là yêu cầu Quốc hội đồng ý để bây giờ dành cho quốc phòng là 2% GDP, chứ không phải 1% như trước đây nữa.
"Chúng ta có thứ tốt hơn": Độc giả Trung Quốc bình luận tuyên bố của Putin về liên minh quân sự
Thủ tướng Nhật Bản cũng không giấu thái độ thù địch trong quan hệ với Bắc Triều Tiên. Trong một bài phát biểu ông Kishida không loại trừ khả năng giáng đòn tấn công phủ đầu vào các căn cứ của đối phương. Quả thật ông không nêu đích danh các căn cứ này nằm ở nước nào, nhưng việc đó đã có các bình luận viên trên các phương tiện truyền thông Nhật Bản làm thay ông. Ông cũng không mấy hy vọng cải thiện quan hệ với Hàn Quốc, coi những khiếu kiện vật chất của Seoul đối với Tokyo là vô căn cứ.
Về quan hệ với LB Nga, rõ ràng là ông Kishida giống như những người tiền nhiệm sẽ đòi hỏi Matxcơva trao cho Nhật Bản các hòn đảo ở dãy đảo Nam Kuril. Nhưng dễ thấy là ở đây ông ta sẽ nghe thấy lời từ chối dứt khoát.
Hoá ra quan hệ của Nhật Bản với các nước láng giềng dưới thời tân Thủ tướng Fumio Kishida sẽ chẳng giản đơn và không mấy thân thiện. Như vậy khó có khả năng thúc đẩy xây đắp sự ổn định và bền vững trong khu vực.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Thảo luận