Đối phó với Nga thế nào
«Các nước EU có thể hợp lực cùng nhau mua khí đốt để đối phó với nhà cung cấp đang thống lĩnh thị trường là Nga», - Herwartz bày cách.
Theo lời nhà báo này, các chính trị gia đã cân nhắc phương án hành động như vậy trong lĩnh vực năng lượng.
«Các Bộ trưởng Năng lượng muốn thảo luận về vấn đề này vào tuần tới», - tác giả bài viết cho biết.
Ngoài ra, Herwartz đề xuất mở rộng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Theo quan điểm của nhà báo, những biện pháp như vậy sẽ cho phép cởi bỏ sự lệ thuộc vào Nga và các nước Ả Rập, đồng thời góp phần giảm giá năng lượng.
«Cũng sẽ làm cho giá điện rẻ hơn, bởi vì sau khi các hệ thống được xây dựng và kết nối, sẽ sản xuất năng lượng với tốn phí tối thiểu. Điện giá rẻ sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh thực thụ dành cho ngành công nghiệp châu Âu», - nhà báo phán đoán.
Còn một giải pháp khác cho vấn đề khí đốt là đề xuất buộc các nhà cung cấp phải định giá trong các hợp đồng trên cơ sở thời hạn dài hơn.
Tăng giá năng lượng ở châu Âu
Trong những tháng gần đây, giá năng lượng ở châu Âu đã tăng phi mã. Nhiều chính trị gia phương Tây đã tố Điện Kremlin thao túng giá với mục đích thúc đẩy mốc vận hành «Dòng chảy phương Bắc-2». Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận xét, những tuyên bố về việc Nga sử dụng khí đốt như vũ khí chỉ là luận điệu vô lý. Matxcơva nhiều lần lưu ý rằng Nga đang hoàn thành mọi nghĩa vụ cam kết của mình với các đối tác châu Âu và sẵn sàng bán thêm nhiều khí đốt.