Viện nghiên cứu kinh tế IFO Munich thông báo chỉ số môi trường kinh doanh được Viện tính toán thể hiện không khí kinh doanh trong nước, đã giảm xuống còn 97,7 điểm trong tháng 10 so với 98,9 điểm vào tháng 9. Tình hình kinh tế của Đức trở nên ảm đạm. Vấn đề cung ứng hàng đang khiến các doanh nghiệp đau đầu", Chủ tịch IFO Clemens Fuest cho biết.
Kinh tế Đức bị đe dọa
Theo ý kiến của người đứng đầu bộ phận kinh tế vĩ mô của ngân hàng ING Carsten Brzeski, gián đoạn trong cung ứng có thể kéo dài đến mùa hè năm 2022. Tuy nhiên, ông Brzeski lưu ý rằng khó có thể dự đoán khi nào thì tình trạng này chấm dứt. "Kinh tế Đức không chỉ có nguy cơ ngày càng tăng sẽ hoàn toàn đình trệ trong quý IV năm 2021, mà còn đối mặt với cả khả năng rất có thể không đạt được mức độ như trước khủng hoảng vào năm 2021", ông Brzeski nói. Ông nói thêm rằng tuy nhiên cũng có những điểm tích cực: số lượng đơn đặt hàng sản xuất trước đó còn nhiều, tỷ lệ thất nghiệp thấp và tiền tiết kiệm trong dân dư dả.
Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng đang tăng, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng đã khiến nguồn cung hạn chế về mọi mặt hàng - từ dầu thành các cấu kiện máy tính. Việc thiếu chip ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến các nhà sản xuất khiến các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp ô tô xuất xưởng ít xe hơn so với kế hoạch ban đầu. Ngoài ra, sức mua ở Đức còn giảm do lạm phát tăng.
Vào tháng 9, chỉ số giá trong khu vực đồng euro đã tăng một cách kỷ lục kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới toàn cầu - lạm phát đã tăng 3,4% so với mức trung bình hàng năm. Đồng thời, chỉ số giá ở Đức đã tăng đến mức tối đa trong gần ba thập niên nay. Lạm phát trong nền kinh tế chính của châu Âu trong tháng 9 đã tăng 4,1%. Lý do chính là khủng hoảng năng lượng. Giá điện ở châu Âu đã đạt mức kỷ lục trong lịch sử trong bối cảnh giảm nguồn cung cấp khí đốt từ Nga và Na Uy.