Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy hơn nữa hợp tác LHQ và AU

HÀ NỘI (Sputnik) - Tối 28/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự và phát biểu tại phiên Thảo luận mở Cấp cao trực tuyến về Hợp tác giữa Liên hợp quốc và Liên minh châu Phi (AU).
Sputnik
Nhận lời mời của Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta, Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tháng 10/2021, tối 28/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự và phát biểu tại phiên Thảo luận mở Cấp cao trực tuyến về Hợp tác giữa Liên hợp quốc và Liên minh châu Phi (AU) với chủ đề: “Tăng cường đoàn kết vì hòa bình và an ninh trong một môi trường xung đột đang thay đổi.”

Hội nhập, hợp tác cùng phát triển

Đây là sự kiện chính ở cấp cao nhất do Kenya thúc đẩy trong tháng Chủ tịch với mục đích phân tích về các xu hướng, nguyên nhân của xung đột hiện nay ở châu Phi và trên toàn cầu; đánh giá các cơ chế hợp tác về hòa bình và an ninh hiện có, bàn thảo các biện pháp tăng cường hiệu quả và thúc đẩy cam kết mới trong việc triển khai các cơ chế này; đánh giá về các khía cạnh và quá trình triển khai mục tiêu “Giải pháp châu Phi cho các thách thức châu Phi.”
Sự kiện lần này có sự tham dự và phát biểu của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và các diễn giả quốc tế, các vị nguyên thủ, đại diện cấp cao của các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và một số tổ chức khu vực.
Phiên họp là dịp nhằm xác định các cách thức tăng cường hiệu quả hợp tác của cộng đồng quốc tế, khu vực và quốc gia trong ứng phó đại dịch COVID-19, tình trạng khủng hoảng kinh tế, các tình huống khẩn cấp về thời tiết và khủng hoảng nhân đạo; triển khai các cách thức sáng tạo để tăng cường quan hệ đối tác giữa Liên hợp quốc, Liên minh châu Phi và các tổ chức tiểu khu vực tại châu Phi.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao của Hội đồng Bảo an về Biến đổi khí hậu.
Việc Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại phiên Thảo luận mở Cấp cao trực tuyến về Hợp tác giữa Liên hợp quốc và Liên minh châu Phi với chủ đề: “Tăng cường đoàn kết vì hòa bình và an ninh trong một môi trường xung đột đang thay đổi” nhằm khẳng định ở cấp cao nhất với cộng đồng quốc tế về đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
Đồng thời, Việt Nam tiếp tục thể hiện sự quan tâm cao đối với vấn đề hợp tác giữa Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực; khẳng định vai trò, đóng góp trách nhiệm trong lĩnh vực này, tiếp nối kết quả thành công đã đạt được trong tháng Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - tháng 4/2021.
Việt Nam luôn thể hiện sự coi trọng và thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với Liên minh châu Phi, các nước châu Phi và Kenya.
Việt Nam: Nhân tố thúc đẩy hòa bình, duy trì an ninh quốc tế

Quan hệ hữu nghị tốt đẹp với tất cả các nước châu Phi

Việt Nam có quan hệ hữu nghị tốt đẹp với tất cả các nước châu Phi. Mối quan hệ này dựa trên chính sách đoàn kết với các nước đấu tranh giải phóng dân tộc từ những năm 1950-1960, hợp tác dưới ngọn cờ phong trào không liên kết trong những năm 1970-1980 và chú trọng hợp tác kinh tế cùng phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước.
Bước sang thế kỷ XXI, hợp tác giữa Việt Nam và các nước trong châu lục này không ngừng được củng cố, phát triển và mở rộng, đạt được nhiều kết quả quan trọng trong tất cả các lĩnh vực chính trị-ngoại giao, quốc phòng-an ninh, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, giáo dục-đào tạo…
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Sierra Leone Julius Maada Bio.
Về chính trị-ngoại giao, các nước khu vực có chính sách đối ngoại tích cực đối với Việt Nam, coi trọng vị trí của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và ở các tổ chức đa phương, sẵn sàng thúc đẩy hợp tác với Việt Nam.
Ở cấp độ song phương, trong giai đoạn 2010-2020, Việt Nam đã tích cực kiện toàn, thiết lập quan hệ ngoại giao với 4 nước châu Phi là Eswatini (2013), Comoros (2015), Liberia (2016) và Nam Sudan (2019), đưa tổng số quốc gia châu Phi mà Việt Nam có quan hệ ngoại giao chính thức đạt 54/55 nước.
Việt Nam đang hoàn tất việc ký thỏa thuận thiết lập quan hệ ngoại giao với nước châu Phi duy nhất còn lại là Malawi.
Về quan hệ ngoại giao ở cấp độ khu vực, Việt Nam lần đầu tiên tiếp xúc ở cấp cao với Liên minh châu Phi tháng 8/2018 và chính thức đề xuất thiết lập quan hệ với tổ chức lớn nhất châu lục này từ tháng 7/2020.
Diễn tập vận chuyển cấp cứu bằng đường không trên thực địa (CASEVAC) của BVDC 2.3 tại sân bay trực thăng Helipad, Bentiu, Nam Sudan
Hiện, Việt Nam đang tích cực vận động để Liên minh châu Phi và các nước thành viên chấp thuận đề nghị này nhằm tạo cơ chế hợp tác, phối hợp đồng bộ ở cấp độ khu vực với toàn bộ châu Phi, mở ra cơ hội hợp tác mới theo quy mô khối đầy triển vọng với khu vực rộng lớn 1,3 tỷ dân, đứng thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc.
Về hợp tác tại các diễn đàn đa phương và các tổ chức quốc tế, Việt Nam và các nước châu Phi tích cực phối hợp, ủng hộ lẫn nhau.
Việt Nam luôn đồng hành cùng các nước châu Phi trong bảo vệ những giá trị cốt lõi vì hòa bình và phát triển, đề cao các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và tham gia giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh của châu Phi.
Lực lượng GGHB Việt Nam “ươm mầm” hoà bình, đoàn kết
Việt Nam triển khai cơ chế hợp tác với châu Phi trên nhiều lĩnh vực, thể hiện qua Ủy ban hỗn hợp/Ủy ban liên chính phủ cấp Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng với 12 nước, cơ chế Ủy ban Thương mại hỗn hợp cấp Thứ trưởng với hai nước hay Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao với 13 nước.
Bên cạnh đó, Việt Nam triển khai một số cơ chế hợp tác ở cấp độ khu vực như Hội thảo Quốc tế Việt Nam-châu Phi cấp Bộ trưởng (2010), Hội nghị Đại sứ các nước Trung Đông-châu Phi (2019).
Thảo luận