Việt Nam loại bỏ việc sử dụng than không sớm hơn năm 2050 - 2060

Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu thế giới lần thứ 26 (COP26) sẽ khai mạc vào ngày 31 tháng 10 tại Glasgow, Vương quốc Anh. Trong gần hai tuần, các nhà lãnh đạo thế giới, quan chức chính phủ, đại diện xã hội dân sự và doanh nhân sẽ bàn thảo về cách giải quyết biến đổi khí hậu và đặt ra các giới hạn mới về lượng khí thải carbon dioxide.
Sputnik
Không nơi nào mà sự phụ thuộc vào nhiên liệu than “bẩn” rõ rệt hơn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nơi chiếm khoảng 3/4 lượng than tiêu thụ trên thế giới. Và các nhà máy nhiệt điện than vẫn tiếp tục được xây dựng. Một báo cáo phân tích gần đây cho thấy 80% số nhà máy nhiệt điện than được quy hoạch trên thế giới là ở 5 nước châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Việt Nam.
Tại sao Trung Quốc và Đông Nam Á vẫn chưa thể từ bỏ than?

Tăng trưởng kinh tế cần đến điện

Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam, mức sống của người dân tăng cao, kéo theo sự gia tăng số lượng thiết bị điện tử và máy điều hòa không khí, làm tăng không ngừng nhu cầu sử dụng điện của đất nước. Việt Nam hiện sản xuất ra nhiều điện ngang với Indonesia, quốc gia với dân số gần gấp ba lần . Và mặc dù ở CHXHCN Việt Nam, theo các nhà hoạt động "xanh", năng lượng gió hoặc mặt trời có thể đáp ứng nhu cầu hiện tại của đất nước, nhưng các nhà máy nhiệt điện than hiện cung cấp một nửa sản lượng điện trong năm 2019 và 2020. Ô nhiễm không khí trở thành một vấn đề lớn ở các thành phố lớn của đất nước, một số nơi còn đứng đầu danh sách toàn cầu về môi trường ô nhiễm nhất, và điều này gây ra bệnh tật và cái chết cho nhiều người.

Năng lượng cho Việt Nam sẽ như thế nào vào năm 2030?

Bộ Công Thương Việt Nam đã trình bày một quy hoạch dài hạn về phát triển năng lượng, theo đó đến năm 2030 công suất của các nhà máy nhiệt điện than sẽ đạt khoảng 41 GW, cao gần gấp đôi so với năm 2020 ( 20,7 GW). Con số này chiếm 31,4% công suất lắp đặt theo kế hoạch cho năm 2030. 22,4% sản lượng sẽ đến từ khí tự nhiên, bao gồm cả LNG (vào cuối năm 2020, con số này là 13%). Theo dự kiến, đến năm 2030, tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo không liên quan đến thủy điện sẽ tăng lên 25,7% và tỷ trọng thủy điện sẽ giảm từ 30,3% xuống đến 20% vào cuối năm 2020. Các nhà phân tích cho rằng những người lập dự án đã "hy sinh" 6 GW điện gió, nhằm nâng cao mục tiêu cho nhiệt điện than. Hiện tại, theo số liệu của 9 tháng đầu năm nay, chỉ có khoảng 12% lượng điện ở Việt Nam đến từ các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió.
GWEC: Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào điện than, chưa phát triển đủ năng lượng gió

Khí đốt, nắng và gió

Khi trữ lượng than, dầu và khí đốt tự nhiên của đất nước đang cạn kiệt, Việt Nam tích cực nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch. Nhập khẩu khí hóa lỏng LNG sẽ bắt đầu vào năm 2022 và sẽ đạt 5 triệu tấn vào năm 2025, 10 triệu tấn vào năm 2030 và 15 triệu tấn vào năm 2035.
Việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam chủ yếu được tài trợ từ các nhà đầu tư nước ngoài Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và ở mức độ thấp hơn là Hoa Kỳ. Nhưng các ngân hàng nước ngoài ngày càng ít sẵn sàng cung cấp tín dụng cho việc phát triển năng lượng nhiệt điện than "bẩn". Việt Nam cũng tích cực phát triển năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Hiện quốc gia này đứng thứ 3 trên thế giới về phát triển năng lượng mặt trời. Từ năm 2017 đến 2019, công suất lắp đặt các tấm pin mặt trời ở Việt Nam gần như tăng gấp bốn lần. Nhưng sự gia tăng đột biến năng lượng mặt trời đã đe dọa làm quá tải lưới điện quốc gia, buộc một số nhà phát triển phải cắt giảm công suất. Năng lượng gió có cơ hội lớn trong nước. Cho đến tháng 8 năm 2021, cả nước có 21 dự án điện gió và dự kiến ​​sẽ có thêm vài chục dự án như vậy được hoàn thành trong năm nay. Ngoài đường bờ biển dài của Việt Nam, các trang trại gió ngoài khơi và nổi trên thềm Việt Nam mang lại tiềm năng lớn cho việc phát triển năng lượng gió. Những thị trường mới như thế này trước hết có thể được các nhà đầu tư nước ngoài khai phá, những doanh nghiệp đã có công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm và sức mạnh tài chính lớn.
Khai thác than

Phát triển năng lượng xanh trong khi giảm sử dụng các nguồn hóa thạch là xu hướng chung của Đông và Đông Nam Á, -Natalya Rogozhina, Trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết, - Tuy nhiên, quá trình khử cacbon (loại bỏ than đá trong sản xuất năng lượng) sẽ không kết thúc sớm hơn năm 2050–2060, và các nước Đông Nam Á không thể tự mình giải quyết điều này. Ví dụ, Indonesia đã đồng ý giảm tỷ trọng than, với điều kiện các nước phương Tây giúp đỡ. Trung Quốc, nước sẽ đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện than ở Đông Nam Á trong khuôn khổ Sáng kiến «Vành đai và Con đường», đã công khai từ bỏ các kế hoạch này vào tháng 9. Bằng cách phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, có thể cải thiện công nghệ sử dụngthan. Có một cách là định giá cho lượng khí thải carbon dioxide. Điều này đã được thực hiện ở Indonesia và dự kiến ​​sẽ được thực hiện ở Việt Nam. Việt Nam đã thực hiện cam kết quốc tế để tự mình giảm lượng phát thải 9% và 27% với sự trơ giúp từ bên ngoài. Chúng ta không nên quên về sự phát triển công nghệ. Chăm sóc môi trường là một kích thích mạnh mẽ cho tiến bộ công nghệ. Phương Tây đang sử dụng và cải tiến các công nghệ thu giữ carbon dioxide trong khí thải công nghiệp, giúp giảm đáng kể ô nhiễm không khí và hiệu ứng nhà kính, các nước đang phát triển nên tiếp thu những công nghệ mới dạng này”.

Đây là cách nhân loại đang tiến những bước mới để thoát khỏi việc phụ thuộc vào than và con đường này sẽ còn kéo dài.
Giảm điện than, dừng nhà máy hạt nhân, Việt Nam chọn LNG và năng lượng tái tạo
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Thảo luận