Hôm thứ Năm công ty đã thông báo đổi tên thành Meta trong khi vẫn giữ nguyên các thương hiệu dịch vụ của mình, bao gồm cả trang mạng xã hội lớn nhất thế giới là Facebook.
«Từ góc độ quan điểm PR, cái tên Facebook đã trở nên độc hại và gắn liền với tin giả, các vụ bê bối xì-căng-đan, các nhóm cực đoan và mọi chiêu trò thủ đoạn kiếm tiền từ mọi người. Việc đổi tên thành Meta có thể cho phép công ty trưng ra một bộ mặt mới công khai. Thế nhưng đổi thương hiệu không đồng nghĩa với đổi tên sản phẩm sinh lời nhất của họ, mà cũng không thể thay đổi nhận thức của người dùng về công ty này», - GS Selepak nói với phóng viên của hãng thông tấn.
Chuyên gia cho rằng việc đổi tên không làm thay đổi nhãn quan của công chúng.
«Bởi Facebook không thay đổi tên gọi sản phẩm chính của mình, nên công chúng sẽ tiếp tục gắn Meta và tất cả các dịch vụ dưới thương hiệu mới với Facebook và ông chủ sáng lập công ty là Mark Zuckerberg», - GS nói thêm.
«Mưa gạch đá» tố lỗi
Công ty đang vướng phải nhiều cáo buộc, hứng chịu những trận «mưa gạch đá» tố lỗi coi thường sự an toàn của người dùng và cố tình thao túng về nội dung nhằm tăng cao lợi nhuận. Vụ bê bối xì-căng-đan nổ ra sau khi cựu nhân viên Facebook là Frances Haugen tiết lộ hàng chục nghìn trang nghiên cứu nội bộ và phát biểu tại phiên điều trần của Quốc hội Hoa Kỳ. Đáp lại, Zuckerberg tuyên bố rằng người ta đã khởi động cả một chiến dịch được lên kế hoạch sẵn nhằm chống lại đứa con tinh thần của doanh nhân.
Nhân viên Facebook và logo mới của công ty trước trụ sở chính ở Menlo Park, California
© AP Photo / Tony Avelar
Theo lời GS Selepak, việc đổi tên thương hiệu cũng tạo thành «bản sắc chung» che chở các sản phẩm và dịch vụ khác nhau của công ty, ngoài Facebook còn bao gồm Instagram, WhatsApp, Oculus và Portal.
«Việc đổi tên tạo điều kiện cho Facebook nhấn mạnh rằng công ty này có nhiều chứ không chỉ một nền tảng», - chuyên gia Selepak kết luận.