Các vụ thử tên lửa siêu thanh đe dọa một cuộc chạy đua vũ trang mới trên thế giới

Mỹ cho rằng Trung Quốc đã thực hiện vụ thử tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Giờ đây, nhiệm vụ của các kỹ sư Mỹ là tạo ra các hệ thống phòng thủ tên lửa mới có khả năng bảo vệ trước những tên lửa như vậy.
Sputnik
Như tờ South China Morning Post viết, rõ ràng một cuộc chạy đua vũ trang mới đang diễn ra, chỉ có điều giờ đây ở hạng mục siêu thanh.

Mối đe dọa của xung đột quân sự

Theo các chuyên gia SCMP, cuộc chạy đua ngày càng khốc liệt về tên lửa siêu thanh với sự tham gia của Trung Quốc, Mỹ và Nga, làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm và điều này có thể kết thúc bằng một cuộc xung đột quân sự, các chuyên gia an ninh cảnh báo.
Mỹ thấy việc Trung Quốc thử tên lửa siêu thanh giống như sự kiện Liên Xô phóng vệ tinh đầu tiên
Hoa Kỳ lo ngại về các cuộc thử nghiệm được thực hiện ở Trung Quốc. Washington tin rằng đây là những vụ thử tên lửa siêu thanh, trong khi Bắc Kinh phủ nhận mọi chuyện. Các chuyên gia Mỹ thậm chí còn so sánh thời đại ngày nay với chuyến bay vào vũ trụ của vệ tinh Liên Xô, sự kiện mà sau đó đã mở ra cuộc chạy đua không gian. Cũng giống như việc phóng vệ tinh lên vũ trụ đã tạo lợi thế cho Liên Xô khi đó, ngày nay, theo các nhà phân tích, Hoa Kỳ đã tụt hậu so với Trung Quốc nhiều năm trong công nghệ chế tạo tên lửa siêu thanh.
Trung Quốc tiến hành vụ thử tên lửa siêu thanh đầu tiên vào năm 2014, và hai năm sau đó Nga đã tham gia cuộc đua này. Đến lượt mình, Hoa Kỳ đã tích cực tham gia vào những phát triển này vào đầu những năm 2000, nhưng nguồn tài trợ bị cắt giảm. Hiện cả Lầu Năm Góc và Quốc hội đều tỏ ra quan tâm đến việc phát triển và sớm triển khai các hệ thống siêu thanh. Đặc biệt, mong muốn này xuất phát từ chính những thành công của Nga và Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo DF-21D
Các chuyên gia lo ngại rằng tất cả những điều này có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang mới. Tên lửa siêu thanh mang tính bất định nhiều hơn về kỹ thuật so với tên lửa đạn đạo thông thường. Do đó, trong trường hợp xảy ra xung đột, tên lửa siêu thanh làm tăng khả năng hiểu sai và phản ứng thái quá.

Những lo ngại của Hoa Kỳ

Đồng thời, Hoa Kỳ lo ngại rằng Bắc Kinh đã rời xa chiến lược lâu đời của mình là sở hữu lực lượng răn đe tối thiểu. Và vì thế, Washington cũng quyết định sửa đổi chính sách về vũ khí hạt nhân.
Trung Quốc nhấn mạnh rằng họ sẽ không phải là nước đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng việc Trung Quốc chú trọng vào các loại vũ khí có thể phản ứng nhanh có thể đồng nghĩa với việc quân đội sẽ có ít thời gian hơn để phân tích thông tin, hậu quả là có thể dẫn đến những kết luận sai lầm.
Trung Quốc hai lần thử nghiệm vũ khí siêu thanh trong mùa hè
Theo các chuyên gia khác, nếu Trung Quốc thực sự thử nghiệm tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, điều đó có nghĩa là nước này đang cố gắng xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Mỹ. Những tên lửa như vậy hiện đang đặt ra một vấn đề nghiêm trọng đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có do khả năng cơ động, cũng như khả năng của chúng bay thấp hơn bình thường. Vì vậy, theo các tướng Mỹ, nỗ lực của các kỹ sư sẽ tập trung vào việc phát triển các hệ thống có khả năng đánh chặn tên lửa siêu thanh.
Quân đội Mỹ cho rằng các hành động của Nga và Trung Quốc có khả năng gây bất ổn tình hình. Các nhà phát triển từ các quốc gia này đang nỗ lực làm việc để tạo ra tên lửa hạt nhân khó bị nhận dạng và phát hiện hơn. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ phải nhận về mình thêm gánh nặng về phát triển các phương tiện chống lại các mối đe dọa như vậy, tờ South China Morning Post viết.
Thảo luận