Căng thẳng gia tăng: tranh luận về khí hậu làm trầm trọng thêm sự chia rẽ giữa Mỹ và Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc ở Glasgow đã bộc lộ sự chia rẽ sâu sắc giữa Bắc Kinh và Washington.Việc Mỹ và Trung Quốc đều cáo buộc lẫn nhau cho thấy rằng, mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề đòi hỏi thiết lập một cách tiếp cận toàn cầu, The Hill viết.
Sputnik

Hành động có giá trị hơn lời nói

Các nhà lãnh đạo thế giới và các nhà đàm phán hàng đầu đã tham dự Hội Nghị Khí Hậu Liên Hiệp Quốc COP26 tại Glasgow. Joe Biden đã dành hai ngày tham dự Hội nghị và cử một phái đoàn lớn của Mỹ đến đó. Tuy nhiên, mặc dù CHND Trung Hoa cũng đã cử đại diện của mình tới Hội nghị, nhưng nhà lãnh đạo của đất nước Tập Cận Bình từ chối lời mời tham dự Hội nghị COP26, tờ báo lưu ý.
“Trung Quốc, vì những lý do rõ ràng đang cố gắng thiết lập mình trong vai trò lãnh đạo thế giới mới, nhưng đã không tham dự Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26. Làm thế nào như vậy? - ông Biden nói với các phóng viên. - Chủ đề quan trọng nhất thu hút sự chú ý của toàn thế giới là khí hậu. Chống biến đổi khí hậu toàn cầu là một vấn đề lớn nhưng lãnh đạo Trung Quốc lại không xuất hiện làm dấy lên nghi ngờ về các cam kết của Bắc Kinh”.
Quan chức kêu gọi Greta Thunberg đến Trung Quốc để phản đối tình trạng khí hậu xấu đi
Các nhà chức trách Trung Quốc đã phản ứng trước những lời chỉ trích của Tổng thống Mỹ. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tuyên bố: “Hành động có giá trị hơn lời nói”.
“Điều chúng ta cần để đối phó biến đổi khí hậu, đó là hành động cụ thể thay vì những lời nói sáo rỗng. Hành động của Trung Quốc trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu là thực chất”, - ông Uông Văn Bân nói thêm.
Jennifer Turner, Giám đốc của Diễn đàn Môi trường Trung Quốc tại Trung tâm Woodrow Wilson, nói rằng, mặc dù ông Tập không tham dự hội nghị thượng đỉnh, Trung Quốc "vẫn cầm lái".

“Thế giới phải tương tác với họ” - chuyên gia Jennifer Turner nói và nhắc nhở rằng, Trung Quốc là quốc gia phát thải carbon dioxide lớn nhất thế giới.

John Kerry nói về 27 vòng đàm phán về khí hậu với Trung Quốc
Chính sách khí hậu của Hoa Kỳ có thể biến động mạnh tùy thuộc vào người nắm quyền. Thực tế này đặc biệt quan trọng vì Tổng thống Mỹ đã có mặt tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu, ông Morgan Bazilian, cựu đại diện EU tại các cuộc đàm phán của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, cho biết.
“Tổng thống Biden được cho là sẽ xuất hiện tại Hội nghị COP năm nay để chứng tỏ rằng, Hoa Kỳ trở lại bàn đàm phán, - ông Bazilian nói. - Tôi không chắc liệu chuyến thăm của các nguyên thủ quốc gia khác có tầm quan trọng lớn nếu họ không có gì để nói".
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, sự vắng mặt của các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc tại Hội nghị G20 và COP26 là một lời cảnh báo. Trong số những người chia sẻ ý kiến này có cả ông Charles Kupchan, cựu thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng dưới thời chính quyền Obama.

"Theo tôi, việc cả Nga và Trung Quốc đều không tham dự thượng đỉnh G20 hay COP26 cho thấy mức độ quan trọng của vấn đề đang tồn tại. Ngày nay, vấn đề quản trị toàn cầu đòi hỏi sự hợp tác, cần phải bỏ qua những mâu thuẫn ý thức hệ. Cho đến nay chúng ta vẫn chưa thể đạt được điều này. Liệu chúng ta có thành công hay không là một câu hỏi còn bỏ ngỏ", - ông Kupchan nhận xét.

Bất bình đẳng toàn cầu trở nên tồi tệ hơn

Các nhà chức trách Mỹ đã nhiều lần nói lên ý kiến rằng, các hành động của Trung Quốc nhằm chống lại biến đổi khí hậu là "không đủ". Trung Quốc đã lên kế hoạch đạt đến mức phát thải CO2 đỉnh điểm trước năm 2030 và đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào khoảng năm 2060. Mục tiêu này sẽ được thực hiện muộn hơn 10 năm so với kế hoạch của Hoa Kỳ và nhiều nước phát triển khác.
Tại sao Hoa Kỳ không có quyền cáo buộc Nga và Trung Quốc về khủng hoảng khí hậu?
Chương trình Môi trường của LHQ (UNEP) cho biết, để hạn chế tình trạng Trái đất nóng lên ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, lượng khí thải sẽ phải xuống mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Các chuyên gia nói rằng, mức này sẽ giúp tránh được những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, Trung Quốc khẳng định rằng, họ cần thêm thời gian để giảm sản lượng nhiên liệu hóa thạch. Gần đây, một nhóm các quốc gia, bao gồm cả CHND Trung Hoa, đã đưa ra tuyên bố rằng, nỗ lực toàn cầu nhằm loại bỏ hoàn toàn khí thải vào năm 2050 sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng toàn cầu, The Hill lưu ý.

Mỹ-Trung: Đối đầu hay Đối tác?

Chiến lược của Biden đối với Trung Quốc bao gồm quy định và cạnh tranh với CHND Trung Hoa, nhưng cũng tránh xung đột. Tuy nhiên, căng thẳng giữa hai nước đã leo thang trên nhiều lĩnh vực, bao gồm cả do hoạt động quân sự của Trung Quốc ở ngoài khơi Đài Loan, tờ The Hill nhấn mạnh.
Hứa giảm lượng khí thải độc hại nhưng Trung Quốc lại bắt đầu mua than gấp hai lần
Đôi khi, lập trường cứng rắn của Nhà Trắng đối với hành vi của Bắc Kinh, bao gồm cả "vi phạm nhân quyền", gây ra những khó khăn cho nỗ lực chống biến đổi khí hậu của chính phủ Mỹ. Đầu năm nay, chính quyền Biden đã cấm nhập khẩu tấm pin mặt trời từ một công ty Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức.
Mỹ và Trung Quốc đã đồng tình về nguyên tắc để các lãnh đạo của họ tổ chức một cuộc họp qua mạng trước cuối năm nay. Chính quyền Biden vừa đối đầu với CHND Trung Hoa về các vấn đề gây tranh cãi, vừa tìm cách hợp tác với Bắc Kinh trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm, The Hill kết luận.
Thảo luận