Đại biểu Quốc hội: 'Chính quyền cơ sở cần tránh hành động cảm tính'

HÀ NỘI (Sputnik) - Tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khoá XV vào sáng nay 8/11, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa cho rằng, một bộ phận cơ sở còn lơ là, chủ quan chống dịch nhưng có nơi lại quá cứng nhắc, lạm quyền với dân.
Sputnik

Có 106 đại biểu đăng ký nêu ý kiến

Quốc hội bước vào đợt hai của kỳ họp cuối năm với thời lượng 6 ngày, chủ yếu dành cho thảo luận kinh tế - xã hội và chất vấn thành viên Chính phủ.
Các đại biểu sẽ cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước và công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong hai ngày 8 và 9/11. Quá trình thảo luận, thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu.
Đợt 2, Kỳ họp thứ 2: Quốc hội chất vấn các thành viên Chính phủ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng
Quốc hội bước vào đợt hai của kỳ họp cuối năm với thời lượng 6 ngày, chủ yếu dành cho thảo luận kinh tế - xã hội và chất vấn thành viên Chính phủ.
Các đại biểu sẽ cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước và công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong hai ngày 8 và 9/11. Quá trình thảo luận, thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu.
Điều hành phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, tính đến thời điểm hiện tại đã có 106 đại biểu đăng ký nêu ý kiến tại nghị trường.

'Căn bệnh trầm kha ở một số nơi'

Mở đầu phiên thảo luận, đại biểu Trần Văn Khải (Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường), nói năm 2020, Việt Nam là một quốc gia thành công trong phòng, chống Covid-19.
Tuy nhiên, đến giữa năm 2021, trước sự xuất hiện của chủng Delta, đã có lúc, có nơi lúng túng trong ứng phó và chịu tổn thất khá nặng nề, đặc biệt là ở TP HCM. Theo ông Khải, có ba bài học được rút ra sau hai năm chống dịch.
1.
Thứ nhất, cuộc chiến với đại dịch là một hành trình đầy thách thức, khắc nghiệt và khó lường, đòi hỏi phải quyết liệt trong từng hành động, sự cầu thị và quả cảm trong thay đổi nhận thức, tư duy.
2.
Thứ hai, cuộc chiến này dù khắc nghiệt đến đâu sẽ không cho đất nước Việt Nam bị tê liệt, chia rẽ. "Trái lại, nó còn làm chúng ta mạnh lên rất nhiều về tư duy nhận thức, tầm nhìn và ý chí chiến lược", ông Khải nói.
3.
Thứ ba, nhân dân luôn là lực lượng chủ đạo trong phòng, chống đại dịch Covid-19 cũng như ứng phó với mọi thách thức mà đất nước gặp phải.
Về vấn đề này, Đại biểu Mai Thị Phương Hoa, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp khẳng định, đến nay, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh.
Tạm đình chỉ công tác ‘lãnh đạo’ đi đánh golf giữa mùa dịch, đã từng bị kỉ luật, giáng chức
Bà đề cập nhiều điều chưa từng có tiền lệ trong thời gian chống dịch vừa qua, như: Tổng bí thư hai lần kêu gọi đoàn kết chống dịch; biến chủng Delta lây lan nhanh xuất hiện; tổ chức chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử; quân đội điều quân lớn nhất lịch sử...
"Các biện pháp chống dịch dù chưa có tiền lệ, vừa làm vừa rút kinh nghiệm nhưng hợp lý, có sự đồng lòng, cố gắng vượt bậc", bà Hoa nói.
Mặt khác, bà Hoa cũng thẳng thắn nêu nhiều hạn chế trong việc thực thi công vụ trong chống dịch ở cấp cơ sở.
Chính phủ đã chỉ đạo thống nhất trên toàn quốc về lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, kiên quyết không ban hành giấy phép con, không chia cắt, nhưng tại một số thời điểm, có nơi quá lo lắng nên đã đặt ra yêu cầu cao hơn, đặt ra giấy tờ không phù hợp đi qua chốt kiểm soát, gây khó khăn bức xúc cho người dân. Có địa phương chưa tạo điều kiện người dân từ thành phố lớn về quê chống dịch.
Đại dịch COVID-19
Bộ trưởng Long chạy đôn chạy đáo, một số ‘quan’ ở Bình Định vẫn thản nhiên đánh golf
Trong khi lãnh đạo Chính phủ sát sao nhưng một bộ phận cán bộ cơ sở còn lơ là, chủ quan chống dịch. Dẫn chứng qua việc có cán bộ trong thời gian giãn cách đi chơi golf, nhưng khi bị phát hiện lại khai báo không trung thực, bà Hoa nhận định:
"Đây có thể là căn bệnh trầm kha ở một số nơi".
Có trường hợp xô xát giữa cán bộ và nhân viên lấy mẫu xét nghiệm, hoặc có cán bộ xa rời thực tế như việc coi bánh mỳ không phải là mặt hàng thiết yếu. Có nơi quá cứng nhắc, lạm quyền với người dân nên có cách hành xử không phù hợp như vào nhà dân bắt ép một phụ nữ đi xét nghiệm.
"Những trường hợp nêu trên không phổ biến nhưng tạo ra hình ảnh phản cảm, góp phần làm làm mất uy tín của chính quyền cấp cơ sở", bà Hoa nói.
Vì vậy, bà cho rằng, bài học rút ra là bất cứ việc gì cũng cần tạo đồng thuận của người dân. Nếu người dân chưa hiểu thì tuyên truyền, vận động, thuyết phục. Các quyết sách đưa ra phải cân nhắc trên cơ sở sức khỏe, quyền, lợi ích của người dân.
"Nếu người dân vi phạm quy định chống dịch thì đã có các quy định về xử phạt hành chính, xử lý hình sự. Chính quyền cơ sở cần tránh hành động cảm tính, bất chấp quy định", bà nói.
Thảo luận