Đại dịch COVID-19

Thêm gần 8.000 ca Covid-19 tại Việt Nam

Bản tin dịch COVID-19 ngay 8/11 của Bộ Y tế cho biết có 7.988 ca mắc COVID-19 tại 55 tỉnh, thành phố.
Sputnik

Số ca mắc mới COVID-19

Trong 7.988 ca nhiễm Bộ Y tế công bố tối 8/11 có 7.954 ca tại 55 tỉnh thành, tăng 323 ca so với hôm qua, trong đó TP HCM dẫn đầu số ca trong ngày; 1.073 người khỏi; 67 ca tử vong.
24 giờ qua, Bạc Liêu giảm 69 ca, Tây Ninh giảm 39 ca, Kiên Giang giảm 35 ca; trong khi TP HCM tăng 307 ca, Tiền Giang tăng 159 ca, An Giang tăng 104 ca.Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 6.988 ca/ngày.
Nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 từ 20.000 người đi trải nghiệm tàu Cát Linh-Hà Đông
Hôm nay ghi nhận 67 ca tử vong tại: TP HCM 35, Đồng Nai, Bình Dương 8, Tây Ninh, Kiên Giang và An Giang đều 2, Khánh Hòa, Bình Phước, Cần Thơ, Hậu Giang, Đăk Lăk, Sóc Trăng và Bạc Liêu đều một.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua 67 ca. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 22.598 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam ghi nhận 976.672 ca nhiễm, đứng thứ 38/223 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đợt dịch thứ 4, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 971.711, trong đó 838.658 người đã được công bố khỏi bệnh.
4 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM 439.940 ca, Bình Dương 239.728, Đồng Nai 73.142, Long An 35.897, Tiền Giang 18.496 ca.
Đại dịch COVID-19
Việt Nam phát hiện thêm trên 7.600 ca mắc Covid-19 mới
Về điều trị, số người khỏi bệnh trong ngày là 1.073, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 841.475. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.390 ca.
Về xét nghiệm, trong 24 giờ qua đã thực hiện 130.407 xét nghiệm cho 243.920 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4 đến nay đã thực hiện hơn 23 triệu mẫu cho gần 62,5 triệu lượt người.
Về tiêm chủng, trong ngày 7/11 có 987.621 liều vaccine được tiêm. Như vậy, tổng số liều đã được tiêm là 90,6 triệu liều, trong đó tiêm 1 mũi là 61,3 triệu liều, tiêm mũi 2 là 29,3 triệu liều.
Bộ Y tế yêu cầu ngành y tế địa phương chủ động giám sát, xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ cao, nhất là người về từ các địa bàn dịch cấp độ 3, 4; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe phù hợp và xử lý kịp thời các ổ dịch.

Bộ trưởng Y tế: Tiêm vắc xin mũi thứ 3 vào cuối năm nay

Theo ông Nguyễn Thanh Long, đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp, gây ra tổn thất về sức khỏe, tính mạng và kinh tế của các quốc gia trên thế giới, làn sóng dịch hiện nay đã làm đảo lộn kết quả phòng chống dịch của các nước.
Từ khi phát hiện ca Covid-19 đầu tiên, Việt Nam đã trải qua 3 đợt dịch và đang trải qua đợt dịch thứ 4. Theo Bộ trưởng Y tế, thực tế đợt dịch sau bao giờ cũng diễn biến phức tạp hơn đợt dịch trước.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, để đối phó với đại dịch chưa từng có trong tiền lệ các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đều phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm và liên tục điều chỉnh chính sách, chiến lược cho phù hợp.
Đại dịch COVID-19
Tình hình dịch ở Việt Nam, Thủ tướng ban hành công điện khẩn về tiêm vaccine
Nêu về một số kết quả, ông Long cho hay, dưới sự chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt đã huy động toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia công tác chống dịch, phát huy được thế mạnh của hệ thống chính trị, huy động mọi tầng lớp nhân dân đồng lòng chống dịch.
Nhiều kinh nghiệm quý báu với các giải pháp chuyên môn về phòng, chống dịch chưa có trong tiền lệ đã được áp dụng như cách ly, điều trị F0 tại nhà, xét nghiệm thần tốc, phân tầng điều trị, thiết lập trạm y tế lưu động, trung tâm hồi sức tích cực... Bộ trưởng nhận định "chiến lược chống dịch luôn được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với thực tiễn".
Huy động số lượng lớn các lực lượng y tế, quân đội, công an và lực lượng khác vào TP.HCM, các tỉnh phía Nam.
Thay mặt ngành y tế, Bộ trưởng chia sẻ với những mất mát, tổn thất nặng nề về người tại TP.HCM và các địa phương khác trong thời gian qua.
Về vấn đề vắc xin, Bộ trưởng thông tin đến nay, Việt Nam đã có những thỏa thuận, đơn hàng, hợp đồng lên tới 200 triệu liều; đã tiếp nhận khoảng 125 triệu liều. Việt Nam đang đẩy nhanh tốc độ đưa vắc xin về trong cuối năm nay để phục vụ người dân miễn phí.
Chiến dịch tiêm chủng vắc xin cũng đang được triển khai rất thành công. Tính đến hết ngày 7/11, cả nước đã tiêm được hơn 90 triệu liều với hơn 83,8% số người từ 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 liều và hơn 40% số người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ 2 liều vắc xin.
Số lượng vắc xin hiện tại đã đảm bảo bao phủ đủ liều vào cuối năm nay, đồng thời triển khai kế hoạch tiêm mũi thứ 3 vào cuối năm nay và đầu năm sau.
Thảo luận