Vì sao Trung Quốc giúp Iran thoát khỏi sự cô lập quốc tế?

Iran đã nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc trước thời điểm tái khởi động cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân. Các chuyên gia cho rằng, việc nối lại cuộc đàm phán về Iran có thể thúc đẩy Trung Quốc và Mỹ tìm kiếm những lĩnh vực có lợi ích chung để mang lại bầu không khí hợp tác.
Sputnik

Trao đổi ý kiến

Trung Quốc hoan nghênh quyết định của Iran quay trở lại thỏa thuận hạt nhân và nối lại các cuộc đàm phán thực hiện thỏa thuận này, nhưng, Mỹ đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, do vậy cần phải đi trước trong việc thực thi các hành động sửa chữa để Iran có thể tiếp tục thực hiện các cam kết hạt nhân trên cơ sở Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA). Trung Quốc nói rõ lập trường của mình trước thềm cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân Iran dự kiến ​​sẽ được nối lại vào ngày 29/11. Lập trường này đã được công bố vào ngày 6 tháng 11 trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Iran Hossein Amir Abdollahian.
Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cũng lên tiếng bày tỏ quan điểm tương tự. Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Iran, ông nói rằng, tất cả các bên, trước hết là Hoa Kỳ, nên khôi phục việc tuân thủ hoàn toàn thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Về phần mình, ông Hossein Amir Abdollahian lưu ý rằng, để đẩy nhanh tiến độ đàm phán hạt nhân sắp tới, Mỹ và các bên châu Âu nên từ chối bất kỳ yêu cầu nào ngoài khuôn khổ của thỏa thuận năm 2015 và nên có cách tiếp cận mang tính xây dựng.
Chuyên gia quân sự nhận định về khả năng nổ ra chiến tranh giữa Mỹ với Iran
Trong khi đó, ngày hôm sau, 7/11, trong cuộc phỏng vấn của CNN, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã cáo buộc Iran không tỏ ra ý muốn nối lại cuộc đàm phán.
Sau đó, Iran yêu cầu Hoa Kỳ đưa ra những đảm bảo rằng họ sẽ không từ bỏ một lần nữa thỏa thuận hạt nhân năm 2015 nếu các cuộc đàm phán ở Vienna thành công. Ngày 8/11, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh đã thông báo về điều này. Ông cũng nói rằng, Washington nên dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt mà chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ đã áp đặt.
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, bà Irina Fedorova, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Cận Đông và Trung Đông của Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói lên ý kiến rằng, Hoa Kỳ chưa sẵn sàng dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với Iran:

“Trung Quốc xác định rõ lập trường của mình đối với các biện pháp trừng phạt bất hợp pháp của Mỹ, bởi vì các biện pháp trừng phạt hợp pháp chỉ có thể được áp đặt theo quyết định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Trung Quốc nói rõ, các biện pháp trừng phạt đơn phương mà Hoa Kỳ áp đặt lên Iran và có thể áp đặt lên các quốc gia khác, bao gồm cả Trung Quốc, đều là không thể chấp nhận được. Hoa Kỳ chưa sẵn sàng dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt chống lại Iran và do đó chưa sẵn sàng gia hạn JCPOA. Sớm hay muộn, các bên sẽ quay lại tuân thủ thỏa thuận này, dù con đường dẫn đến thành công sẽ khá khó khăn. Tuy nhiên, cũng vì lợi ích của Iran, quốc gia đang bị trừng phạt kinh tế cứng rắn, để Tehran có một số động thái nhượng bộ Mỹ. Phía Hoa Kỳ cũng muốn để Tehran nhượng bộ phần nào trước áp lực của họ để Washington có những đòn bẩy ảnh hưởng nhất định đối với chính sách của Iran. Nếu Iran nhượng bộ thì đương nhiên Mỹ sẽ có nhiều cơ hội để gia tăng ảnh hưởng".

Cơ hội hợp tác

Mặc dù có sự cạnh tranh và đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong những lĩnh vực khác nhau, nhưng cũng có nhiều lĩnh vực mà Trung Quốc và Mỹ có thể hợp tác. Một trong số đó là vấn đề hạt nhân Iran, - Giáo sư Ji Kaiyun, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Iran thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Bước đi mới của Trung Quốc và Hoa Kỳ nhằm thoát khỏi bế tắc trong quan hệ song phương
Trước thềm cuộc đàm phán về khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ được nối lại vào ngày 29/11, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc đàm phán ở nhiều cấp độ với các đối tác từ Iran, Nga và Mỹ. Theo chuyên gia Irina Fedorova, ngày này đang đến gần, và hoạt động ngoại giao của Trung Quốc sẽ ngày càng gia tăng:

“Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Trung Quốc, vì Hoa Kỳ áp đặt các lệnh cấm và nhiều hạn chế đối với việc xuất khẩu dầu của Iran sang Trung Quốc, đối với hoạt động của một số công ty Trung Quốc tại Iran. Đương nhiên, Trung Quốc quan tâm đến việc khôi phục JCPOA để phát triển quan hệ toàn diện với đất nước này. Iran vẫn xuất khẩu dầu thông qua các chủ thể trung gian, nhưng điều này khá khó khăn, vì vậy Trung Quốc quan tâm đến việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và đang thực hiện các bước ngoại giao để nối lại các cuộc đàm phán. Trung Quốc muốn để Iran vượt qua những khó khăn, nhất là về kinh tế, để phát triển quan hệ với Iran mà không bị cản trở. Iran là một trong những cầu thủ quan trọng trong khu vực, và Trung Quốc muốn dựa vào nước này cùng với Ả Rập Xê Út, Pakistan và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất để thực hiện chính sách của mình trong khu vực. Nhưng, để thực hiện chính sách đa cấp trong khu vực này, Trung Quốc cần có một Iran mạnh mẽ với tầm ảnh hưởng lớn”.

Chỉ huy Taliban* bị giết ở Afghanistan
Để cải thiện hình ảnh của Iran, Trung Quốc giúp nước này thoát khỏi sự cô lập quốc tế thông qua nhiều kênh khác nhau. Ví dụ, Trung Quốc đề nghị Iran sử dụng ảnh hưởng chính trị của họ để giải quyết vấn đề Afghanistan. Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Iran, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị thông báo rằng, Trung Quốc lên kế hoạch tổ chức cuộc họp Các nước láng giềng của Afghanistan lần thứ ba. Bộ trưởng cho biết, Bắc Kinh dự định tăng cường phối hợp với tất cả các bên để cuộc họp này đạt kết quả tốt hơn. Ông Vương Nghị nói rõ, ông muốn để Iran, cũng như các quốc gia láng giềng khác của Afghanistan, khai thác triệt để các lợi thế của mình với tư cách là nước láng giềng và đóng một vai trò mang tính xây dựng trong việc thiết lập hòa bình và ổn định lâu dài ở quốc gia đó.
Ý kiến ​​trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik
Thảo luận