Các nhà khoa học nêu thủ phạm khiến cho các triều đại Trung Quốc sụp đổ

Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế chỉ ra rằng sự thay đổi khí hậu nghiêm trọng do núi lửa phun trào đã góp phần vào sự sụp đổ của hầu hết các triều đại hoàng đế ở Trung Quốc trong hơn hai nghìn năm. Các nhà nghiên cứu trình bày kết luận của mình về trên tạp chí Communications Earth & Environment
Sputnik

Vai trò của núi lửa đối với sự sụp đổ của các triều đại Trung Quốc

Các nhà khoa học từ Đại học Trinity và Đại học Chiết Giang, cùng với các đồng nghiệp từ Đức và Mỹ, đã thu thập và phân tích dữ liệu biên niên sử về sự sụp đổ của các triều đại Trung Quốc trong hơn hai nghìn năm qua. Sau đó, họ so sánh chúng với niên đại của 156 vụ phun trào núi lửa từ năm 1 đến năm 1915, thu được từ việc phân tích hàm lượng sunfat trong lõi băng. Hóa ra là ít nhất có một vụ phun trào núi lửa xảy ra trước khi 62 trong số 68 triều đại sụp đổ.

"Bằng cách phân tích các trầm tích sunfat trong băng ở vùng cực, các nhà nghiên cứu đã xác định được nhiều vụ phun trào lịch sử, vì vậy chúng tôi dự đoán một số triều đại sụp đổ sau khi xảy ra các vụ phun trào núi lửa hoàn toàn là do ngẫu nhiên. Chúng tôi đã thực hiện một phân tích số và nhận thấy rằng khả năng xảy ra số lượng triều đại sụp đổ trước khi có vụ phun trào núi lửa là 0,05%", - một trong các nhà nghiên cứu tại Trinity College, ông John Matthews, cho biết.

Việc đốt những cuốn sách bị cấm khiến người Trung Quốc nhớ lại thời Tần Thủy Hoàng
Các nhà nghiên cứu cũng đánh giá vai trò của núi lửa cùng với các nguồn gây căng thẳng xã hội khác, đánh giá mức độ hoạt động chiến sự trước khi một triều đại cụ thể sụp đổ. Các nhà khoa học xác định được mối liên hệ ổn định giữa cường độ cú sốc khí hậu do núi lửa gây ra và mức độ căng thẳng tồn tại trong xã hội.

"Ngay cả một vụ phun trào núi lửa nhỏ trong bối cảnh bất ổn định cao trong xã hội cũng có thể dẫn đến sụp đổ. Những vụ phun trào lớn có thể khiến triều đại sụp đổ ngay cả khi sự có bất ổn nhỏ nhất", – ông Matthews kết luận.

Thảo luận