Điều này tất nhiên là quan trọng và thú vị, nhưng có nhiều câu hỏi quan trọng hơn là sự tinh tế trong nhận thức của chính quyền Trung Quốc về lịch sử của mình và thậm chí quan trọng hơn cả cá nhân những nhân vật điều hành đất nước, theo nhà quan sát chính trị Dmitry Kosyrev của Sputnik cho biết.
Thay đổi đang đến
Dưới đây là cách một trong những tác giả của Bloomberg đưa ra đánh giá trước mắt, ngắn hạn về vấn đề dành riêng cho các nhà đầu tư: “người quan trọng nhất ở Trung Quốc đang thực hiện sứ mệnh phân phối lại của cải quốc gia để tạo ra một xã hội theo chủ nghĩa Mác công bằng hơn. Chiến dịch chia sẻ thịnh vượng vào tháng 7 này đã “lấp liếm” khoảng một nghìn tỷ đô la trên toàn thế giới từ giá trị cổ phiếu Trung Quốc và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mọi người..."
Và về phần mình, tờ báo Trung Quốc Global Times (Thời báo Hoàn cầu) viết: trong những năm gần đây, nước này đã "đối phó thành công với đại dịch, với một loạt các hành động khiêu khích của Hoa Kỳ về thương mại, địa chính trị và công nghệ cao, đồng thời quan sát hoạt động yếu kém của các nước phương Tây lớn nhất trong nỗ lực đối phó với các thách thức toàn cầu và các vấn đề nội bộ". Kết luận: cần phải tiếp tục đi tới.
Rõ ràng là Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo khác của đất nước không hề bận rộn với việc tạo ra một "xã hội Mác xít" theo hình thức nào đó đơn giản chỉ vì họ muốn. Nhiệm vụ thực tế hơn, rất to lớn: lãnh đạo đất nước trong thời gian giữa chiến tranh thế giới thứ ba và cách mạng thế giới, và biết rằng trong thời kỳ chuyển giao lịch sử như vậy, thành công không phải lúc nào cũng đạt được. Trong mọi trường hợp, ở đây nói về những thay đổi không thể tránh khỏi ở quy mô lớn.
Rõ ràng, trước tình hình như vậy, rất cần sự ổn định trong ban lãnh đạo đất nước. Vì vậy, tại đại hội đảng kỳ tiếp theo vào năm sau, có thể sẽ đặt ra vấn đề về nhiệm kỳ thứ ba cho ông Tập Cận Bình. Nhưng hiện nay, khi điều hành nhà nước đã trở thành một cuộc đua tốc độ cao xuyên quốc gia, các nhà lãnh đạo đất nước (và mọi nước khác cũng vậy) được yêu cầu phải có sự kết hợp đúng đắn giữa sự thận trọng và táo bạo. Về chủ đề này trên các phương tiện truyền thông thế giới, người ta có thể tìm thấy những nỗ lực thực sự nghiêm túc để xác định điều gì đang xảy ra ở Trung Quốc.
Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình
© AP Photo / Ju Peng / Xinhua
Ví dụ như giáo sư người Brazil Elias Jabour viết trên People's Daily Online về "ba bước chuyển đổi" của Trung Quốc: trong lĩnh vực năng lượng (ý tưởng của giới lãnh đạo Bắc Kinh nhằm thoát khỏi than đá và các nguồn tài nguyên "cũ" khác rõ ràng đã không thành, gây ra tình trạng thiếu điện), vấn đề thu hồi một phần tài sản công trong các lĩnh vực như bất động sản hoặc giáo dục. Cuối cùng, đó là "cuộc cách mạng năng suất lao động" do những thay đổi công nghệ mang lại.
Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức nào?
Theo ấn phẩm chuyên về nhà đầu tư Zerohedge, lĩnh vực bán dẫn của riêng mình rất quan trọng đối với Trung Quốc. Mục tiêu này đã được ban lãnh đạo đặt ra, nhưng còn lâu mới đạt được. Nếu thành công, thì khoảng cách công nghệ vốn đáng kể so với Hoa Kỳ sẽ thu hẹp một cách tự tin trong tương lai gần. Năm ngoái, Trung Quốc đã đăng ký số bằng sáng chế cho các phát minh (tất cả, không chỉ về chất bán dẫn) nhiều gấp 2,5 lần so với Hoa Kỳ.
Hơn nữa, có một chủ đề cấp thời khác có thể mang lại những vấn đề lớn: đây là sự gia tăng tỷ lệ nhiễm coronavirus xảy ra vào đúng thời điểm diễn ra phiên họp toàn thể. Thực tế ở chỗ giới lãnh đạo Trung Quốc vô cùng tự hào về việc họ đã "đánh bại đại dịch" ở một quốc gia cụ thể với sự trợ giúp của chiến lược "Zero Covid". Một số quốc gia châu Á khác cũng cố gắng bắt chước theo đường lối này. Nhưng hiện nay họ đang thay đổi hướng đi, và ngay tại chính Trung Quốc, đã bùng lên cuộc thảo luận về chủ đề này, vì không thể giữ virus ở con số không. Đối với Bắc Kinh, đó là một minh chứng về khả năng tổ chức và công nghệ cộng với sự sẵn sàng huy động nguồn lực xã hội; nước này đã vội vàng tuyên bố chiến thắng vào năm ngoái, nhưng bây giờ rõ ràng sẽ phải mềm dẻo và thừa nhận còn quá sớm để vui mừng. Tất nhiên, đất nước sẽ không thể sống và làm việc bình thường trong thời kỳ kiểm dịch toàn diện.
Một kịch bản khác sẽ cho thấy liệu Hoa Kỳ hay phương Tây nói chung có bất kỳ triển vọng nào về việc "ly hôn mặt kinh tế" với Trung Quốc và các đối tác của họ, một lần nữa đưa ra bức tranh thế giới thành sự cạnh tranh giữa hai hệ thống. Thực tế là từ tháng 1, khu thương mại tự do lớn nhất thế giới - RCEP - sẽ bắt đầu hoạt động. Trung Quốc cũng tham gia vào đó cùng với các nước ASEAN, cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Hiệp định thương mại tự do này dự kiến sẽ nâng GDP của khu vực lên gần 1 phần trăm, và đối với một số quốc gia, hầu như tất cả thương mại với Trung Quốc sẽ được miễn thuế. Không thể phủ nhận những lợi thế như vậy. Như vậy, vẫn còn phải xem ai và bằng hình thức nào sẽ "đệ đơn ly hôn" với các quốc gia đang cố gắng kiềm chế Trung Quốc.
Nhìn chung, một quá trình chuyển đổi toàn cầu thực sự từ thế giới cũ sang tương lai đang ở phía trước và cuộc họp toàn thể hiện tại của Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc là một phần thú vị, nhưng đối với ai đó lại không phải là quan trọng nhất trên con đường phát triển.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.