"Tìm đường tới Tây Âu": EU đang đứng trước một lựa chọn khó khăn do vấn đề di cư

Hàng nghìn người di cư từ Trung Đông đang đổ dồn về biên giới của Belarus. Những người này muốn tiến xa hơn - hướng tới Tây Âu, nơi họ được hưởng các quyền lợi và trợ cấp xã hội. Tuy nhiên, họ không nhận được sự chào đón nồng nhiệt ở đó.
Sputnik
Ngược lại, châu Âu thắt chặt chính sách nhập cư. Thay vì một cuộc sống hạnh phúc, những người di cư phải đối mặt với việc bị trục xuất hoặc đến các trại tị nạn ở châu Phi.

Những mâu thuẫn về hạn ngạch nhập cư

Mỗi ngày có thêm nhiều người tị nạn ở biên giới Belarus. Họ đã trả mấy nghìn đô la cho môi giới để được qua định cư tại châu Âu. Nhưng, kế hoạch của họ bị đổ bể: Ba Lan điều mấy nghìn quân nhân đến biên giới và xây dựng hàng rào dây thép gai dọc biên giới.
Những người di cư bất hợp pháp bắt đầu di chuyển đến khu vực này từ tháng 5 năm nay, sau khi Minsk tăng mạnh số lượng các chuyến bay thẳng từ Baghdad và Istanbul. EU đã lên tiếng phản đối, nhưng Belarus phớt lờ. Những người di cư chạy trốn khỏi Iraq, Syria, Afghanistan.
Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh xác nhận phái quân tới biên giới Ba Lan và Belarus
Ngay cả nếu mở cửa biên giới, rất ít người sẽ ở lại Ba Lan. Warsaw là một lãnh thổ giáo hội Công giáo, họ không hài lòng lắm với những vị khách Hồi giáo, đặc biệt sau khi đảng bảo thủ “Pháp luật và Công lý” lên nắm quyền vào năm 2015. Chủ tịch đảng Jaroslaw Kaczynski (Jarosław Kaczyński) đã nhiều lần tuyên bố: Balan không nhận người nhập cư theo kế hoạch hạn ngạch của EU.
Và bản thân Ba Lan không phải là điều thú vị đối với hầu hết người di cư. Trong các cuộc phỏng vấn họ nói: chúng tôi muốn đến Đức hoặc Pháp, ở đó rất tốt. Nhưng giờ đây, ngay cả những quốc gia tự do nhất cũng đang cân nhắc việc thắt chặt luật về nhập cư.

Châu Âu chia rẽ

Cách đây một vài năm, Tây Âu đã nhất trí ủng hộ quan điểm chung về vấn đề nhập cư. Nhưng, dần dần châu Âu chia rẽ ý kiến vì vấn nạn người nhập cư.
Quy chế Dublin đã được thông qua vào năm 2013 và vẫn còn hiệu lực, quy định rằng, những người xin tị nạn phải nộp đơn tại quốc gia EU nơi họ nhập cảnh đầu tiên. Các quốc gia khác không bắt buộc phải tiếp nhận người tị nạn.
Điều này không phù hợp với các quốc gia châu Âu giáp Địa Trung Hải, nơi có dòng người di cư từ vùng Maghreb đổ về.
EU và Mỹ cáo buộc Belarus sử dụng người di cư để gây bất ổn tình hình
Quá mệt mỏi với tình trạng này, Ý, Malta, Hy Lạp và Síp đã yêu cầu bãi bỏ Thỏa thuận Dublin. Vào năm 2020, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã ủng hộ đề xuất này. Nhưng, Hội đồng EU vẫn chưa đồng ý.
Tuy nhiên, Quy chế Dublin không phải là đạo luật, đây là một tài liệu đưa ra các khuyến nghị. Trên thực tế, mỗi chính phủ hành động theo quyết định của riêng mình. Do đó, Brussels đang tìm kiếm những cách thức hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề di cư.
Ý tưởng chính là phân bổ hạn ngạch tiếp nhận người di cư. Một phương án thay thế là hỗ trợ tài chính cho các nước châu Á và châu Phi để đổi lấy việc các nước này hạn chế dòng người tị nạn tiến vào châu Âu. Nhưng, chưa có sự thống nhất về cả hai phương án này.
Tình hình biên giới Belarus-Ba Lan
Ví dụ, năm nay Pháp đã thông qua luật "củng cố sự tôn trọng các nguyên tắc nền cộng hòa". Bây giờ Pháp thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc đối với tất cả trẻ em sống trong nước. Ngoài ra, chính quyền giám sát các khoản trợ cấp của nước ngoài cho các cộng đồng tôn giáo.
Đan Mạch thậm chí còn đi xa hơn, hạn chế dân không phải gốc Âu xuống 30% ở 15 khu dân cư. Các trại dành cho người tị nạn đã được đưa ra khỏi châu Âu - bao gồm cả đến Trung Phi.
Ý tưởng về Outsourcing (Thuê ngoài) không phải là mới. Kinh nghiệm thành công của Úc đã được biết đến: nước này đã tiếp nhận rất nhiều người nhập cư từ Indonesia trước năm 2014. Sau khi số lượng người nhập cư đạt mức nguy hiểm (theo các nhà chức trách), những người tị nạn đã được chuyển hướng đến các đảo ở Thái Bình Dương. Sau đó, nhiều người đã từ bỏ ý muốn thử vận ​​may trên Lục địa xanh.
Đức vẫn là quốc gia EU hiếu khách nhất đối với người di cư. Vào năm 2015, Thủ tướng Đức Angela Merkel “phớt lờ” Quốc hội nước này và các quy định Dublin, đã mở cửa biên giới cho cho tất cả những người tị nạn Syria - bất kể họ đi qua quốc gia nào. Kể từ đó, hơn một nửa số người nhập cư đã tìm được việc làm và bắt đầu nộp thuế, theo The Guardian.
Tuy nhiên, tình hình ở biên giới Ba Lan-Belarus khiến Berlin lo lắng. Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer cho biết, hàng trăm sĩ quan cảnh sát đang ở biên giới Ba Lan và Bộ sẵn sàng cử thêm nhiều người tới đó.
Putin đề xuất bà Merkel và EU thiết lập lại liên hệ với Minsk vì lợi ích của người di cư

Hành lang Ba Lan

Những người châu Âu không có ý kiến thống nhất về cuộc khủng hoảng Ba Lan-Belarus. Một số người kêu gọi bảo vệ các giá trị nhân văn. Họ nhắc đến vô số người tị nạn Ba Lan trong Thế chiến thứ hai, một số người trong số họ đã chạy sang Trung Đông.
Những người khác có tâm lý sợ hãi người nhập cư đến từ Trung Đông - họ có các quy tắc khác trong đời sống hàng ngày, không biết nói tiếng Anh và thậm chí thường không cố gắng hòa nhập. Và những người nộp thuế phải tài trợ cho các chương trình di cư.
Trại người di cư bất hợp pháp ở biên giới Belarus-Ba Lan
Đồng thời, người di cư rất quan trọng đối với nền kinh tế Ba Lan. Tuy nhiên, ở đây không nói về người Kurd, mà trong mấy nghìn người di cư gần biên giới Ba Lan, chủ yếu là người Kurd từ Trung Đông. Theo một nghiên cứu của trường Đại học Bách khoa Gdansk, vào năm 2020, Ba Lan đã cấp 400 nghìn giấy phép lao động cho người nước ngoài, trong đó 295 nghìn giấy phép - cho người Ukraina. Ở Ba Lan cũng có những người lao động đến từ Belarus, Moldova và các quốc gia hậu Xô Viết ở vùng Trung Á.
Các nhà phân tích chính trị lưu ý: không giống như người Ukraina và người Belarus, các vị khách đến từ Trung Đông hiếm khi sẵn sàng hòa nhập vào xã hội châu Âu.
“So với bốn mươi triệu người dân Ba Lan, mười nghìn người tị nạn là con số không đáng kể cả về kinh tế và nhân khẩu học. Nhưng, nếu Ba Lan cho phép những người này vào nước thì một tiền lệ xấu sẽ xảy ra: cánh cửa sẽ mở ra cho một dòng chảy bất tận”, - chuyên gia Vadim Volobuev, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Slavic thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhận xét.
Nhà phân tích chính trị: Khủng hoảng di cư cần phải giải quyết bởi những người đã sản xuất ra nó

Ai đó sẽ chịu cảnh đói rét

Chuyên gia Ivan Lizan, trưởng phòng phân tích SONAR-2050, chia sẻ quan điểm của nhiều nhà khoa học chính trị về cuộc xung đột biên giới: đằng sau chuyện này chỉ là cuộc đấu tranh giữa Minsk và Warsaw.
Ông Lizan nói: “Người Ba Lan tự tin vào lẽ phải của mình, họ không bao giờ chịu khuất phục, đây là lập trường nguyên tắc của họ. Đáng tiếc, một trò chơi như vậy chỉ làm tăng tiền cược trong cuộc đối đầu. Và những người vô tội phải chịu thiệt thòi”.
Do đó, những người tị nạn, với sự trợ giúp của các đại sứ quán nước họ, sẽ phải bay về nước. Mặc dù điều này sẽ không xảy ra ngay lập tức.
“Trong khi họ đang hiện diện ở đó, ai đó sẽ chịu cảnh đói rét. Các cuộc đụng độ với lực lượng an ninh Belarus cũng có thể xảy ra”, - ông Lizan kết luận.
Thảo luận