Theo ông, sự phân chia không gian trường đại học theo dấu hiệu chủng tộc như vậy đang diễn ra theo một "nguyên cớ điên rồ": những người ủng hộ các sáng kiến kiểu này cố chấp cho rằng toàn bộ khu học xá trường đại học thuần túy "tràn đầy màu da trắng".
“Vì vậy, theo quan điểm của họ, cần phải tạo ra một không gian riêng biệt, một loại“ bong bóng”, nơi đại diện của các sắc tộc thiểu số có thể tập hợp và nơi mà “màu da trắng” không thể xâm nhập - để học sinh thiểu số có thể trốn tránh áp lực về cấu trúc bất công của xã hội mà theo họ các sinh viên thiểu số thường gặp phải. Nói chung, đó là một chuyện rất hoang tưởng”, - ông Lindsay nói.
Ông lưu ý rằng trên thực tế, những sáng kiến kiểu như vậy dẫn đến sự xuất hiện các nhóm nhỏ, nơi những ý tưởng cực đoan về chính sách đồng nhất được tự do quảng bá.
“Tất nhiên đó là một kiểu phô trương sức mạnh: không cho người ta vào nơi nào đó chỉ vì họ không phải là đại diện của các chủng tộc thiểu số”, - nhà khoa học nói thêm.
Vào tháng 8/2020, Đại học Yale ở Hoa Kỳ bị buộc tội phân biệt chủng tộc đối với các thí sinh da trắng và thí sinh gốc châu Á. Cụ thể là người Mỹ gốc Phi vào đại học dễ hơn nhiều so với những người có màu da khác. Theo kết quả của cuộc điều tra do Bộ Tư pháp thực hiện, chủng tộc và nguồn gốc xuất thân là những điều kiện nhất định trong việc tuyển sinh vào các chương trình đại học.