Các cuộc thử nghiệm vũ khí trong không gian
Dimitrios Stroikos, một nhà nghiên cứu tại Trường Kinh tế London và là tổng biên tập của tạp chí quốc tế Space Policy đã nêu lên phương pháp an toàn để thực hiện các cuộc thử nghiệm phá hủy đối với tên lửa.
Còn có một phương án khác: thực hiện các cuộc thử nghiệm không mang tính hủy diệt, tức là những thử nghiệm trong đó vệ tinh không bị phá hủy. Theo ông, xu hướng thử nghiệm hai loại này được vạch ra sau vụ phóng vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc vào năm 2007, hậu quả là rất nhiều mảnh vỡ không gian được hình thành, và các nhà chức trách Trung Quốc đã bị chỉ trích mạnh mẽ. Vì vậy, các cuộc thử nghiệm của Ấn Độ vào năm 2019 đã được thực hiện ở độ cao thấp: khi đó các mảnh vỡ không gian cũng được hình thành, nhưng với số lượng ít hơn sau vụ phóng gần đây của Nga.
"Việc phát triển và thử nghiệm vũ khí không gian là một xu hướng quan trọng, là vấn đề cơ bản cho sự bền vững lâu dài của không gian", - nhà khoa học kết luận.
Thử nghiệm thiết bị "Tselina-D"
Ngày 15 tháng 11, Nga đã thử nghiệm và bắn tàu vũ trụ Tselina-D của Nga, vốn hoạt động trên quỹ đạo từ năm 1982. Theo Bộ Quốc phòng Nga, các mảnh vỡ hình thành sau khi bị tấn công bởi vũ khí chống vệ tinh không gây ra mối đe dọa cho vệ tinh và các hoạt động không gian. Đáp lại, Nhà Trắng cáo buộc Nga "bỏ bê vấn đề an ninh". Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng hứa rằng họ sẽ cùng các đồng minh tìm kiếm lời đáp trả cho những hành động này của Matxcơva.