Không dễ dàng để thoát khỏi rất nhiều vấn đề xung đột
Ngày nay, Trung Quốc và Hoa Kỳ đang xung đột về một danh sách dài các vấn đề. Trong lĩnh vực thương mại song phương, các biện pháp mà cựu tổng thống Mỹ thực hiện, được gọi là chiến tranh thương mại, không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc, mà còn ảnh hưởng đến chính Mỹ. Nhiều chuyên gia Mỹ kỳ vọng việc bình thường hóa quan hệ song phương trong lĩnh vực này sẽ giúp Mỹ giảm lạm phát.
Việc chỉ trích các hành động của chính quyền Bắc Kinh ở Hồng Kông và Khu tự trị Tân Cương, vốn dựa trên những quan niệm phổ biến về quyền tự do dân sự và nhân quyền ở Hoa Kỳ, được coi là sự can thiệp của Hoa Kỳ vào công việc nội bộ của CHND Trung Hoa.
Mối quan hệ không lành mạnh giữa hai nước được biểu hiện qua những hạn chế mà Washington áp đặt đối với việc cấp thị thực cho công dân Trung Quốc.
Những vấn đề này đã được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh Trung-Mỹ trực tuyến vừa diễn ra.
Rõ ràng là hai bên cũng đã đề cập đến tình hình Biển Đông. Mặc dù Biden có thể nhắc lại với nhà lãnh đạo Trung Quốc về các cuộc xâm nhập gần đây của tàu thuyền Trung Quốc vào vùng biển Malaysia và vụ quân đội Trung Quốc nổ súng ở phía nam đảo Hải Nam. Rõ ràng tinh hình này đã bị lu mờ trước vấn đề Đài Loan.
Liệu người Mỹ có bỏ rơi Đài Loan?
Donald Trump bắt đầu, và Joe Biden tiếp tục thay đổi chính sách của mình đối với Đài Loan, vi phạm các thỏa thuận trước đó với Bắc Kinh. Mỹ bắt đầu bán vũ khí với số lượng lớn cho Đài Loan. Nhưng điều gây khó chịu lớn cho Bắc Kinh là Washington đã thực hiện một loạt các hành động công khai nhấn mạnh sự công nhận về mặt chính trị đối với vai trò độc lập của Đài Loan. Nhà Trắng cho phép các chính khách Hoa Kỳ đến thăm Đài Loan, và Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ, một số thành viên Thượng viện và các công chức khác đã đến thăm hòn đảo này. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thực hiện một số bước đi nhằm mục đích thừa nhận Đài Loan là một thực thể riêng biệt gia nhập một số tổ chức Liên hợp quốc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc gặp thượng đỉnh ảo với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
© REUTERS / Tingshu Wang
Điều này không thể không gây ra phản đối từ chính quyền Bắc Kinh. Đối với lãnh đạo nước này, Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc cần được sáp nhập vào lãnh thổ chung. Bất kỳ nỗ lực nào của các chính trị gia cầm quyền ở Đài Bắc ngày nay nhằm giành độc lập cho hòn đảo đều bị coi là một âm mưu tội phạm, và sự ủng hộ của Washington đối với phe ly khai được coi là những âm mưu thâm độc chống lại CHND Trung Hoa.
Và trong cuộc hội đàm với Biden, ông Tập Cận Bình đã vạch ra “làn ranh đỏ” này trong quan hệ song phương. Các ngài không nên ủng hộ việc Đài Loan ly khai Loan, nếu không chúng tôi sẽ buộc phải sử dụng vũ lực. Và sau đó là chiến tranh?
Joe Biden sợ hãi trước viễn cảnh này. Ông nói Hoa Kỳ vẫn tôn trọng nguyên tắc "một Trung Quốc" và không ủng hộ Đài Loan. Ngoài ra, ông bày tỏ sự sẵn sàng xác nhận Hoa Kỳ không có ý định tăng cường liên minh chống lại Trung Quốc (nhưng còn "Bộ Tứ" thì sao?) Và không có ý định tham gia vào xung đột với Trung Quốc.
Tại một cuộc gặp qua video, Tập Cận Bình nói với Biden: "Chúng tôi hy vọng ngài Tổng thống sẽ thể hiện đầy đủ khả năng lãnh đạo chính trị của mình và thúc đẩy chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trở lại theo hướng hợp lý và thực dụng".
Có lẽ bước đầu tiên theo hướng này là sự quay trở lại các cam kết trước đây của Hoa Kỳ về vấn đề Đài Loan. Mặc dù có thể đó chỉ là những lời nói. Rốt cuộc, có một đạo luật nhà nước của Hoa Kỳ - Đạo luật về Quan hệ Đài Loan, được Quốc hội thông qua vào năm 1979. Nội dung yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ cung cấp hỗ trợ cho hòn đảo với một chế độ chống cộng sản, bao gồm thông qua việc cung cấp các dịch vụ phòng thủ. Chúng tôi cũng lưu ý trong cuộc trò chuyện với Tập Cận Bình, Biden nói ông phản đối việc Bắc Kinh thay đổi hiện trạng ở Vịnh Đài Loan, tức là Washington chống lại việc thống nhất Đài Loan với CHND Trung Hoa.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.