Nhật Bản cần đến lao động nhập cư
Nhật Bản đang thực sự thiếu hụt lao động, cản trở sự phát triển kinh tế đất nước. Có ít nhất hai lý do giải thích cho vấn đề này: dân số giảm - ba năm trước dân số Nhật Bản là 126 triệu người, và năm nay sẽ không vượt quá 124 triệu người. Và vấn đề thứ hai là người dân Nhật đang già đi. Những người trên 55 tuổi chiếm 41% dân số và những người trong độ tuổi lao động từ 25 đến 54 tuổi chiếm dưới 37%. Như vậy Nhật Bản đang thiếu lao động mà chỉ có thể được lấp đầy bằng những người di cư. Và mặc dù theo truyền thống, người Nhật không thích cho người nước ngoài vào đất nước mình dù chỉ trong một khoảng thời gian, nhưng họ buộc phải chuyển sang sử dụng các nguồn lao động nước ngoài, bao gồm từ các nước Đông Nam Á, chủ yếu từ Việt Nam và Philippines (hai cộng đồng nhập cư từ hai nước này dẫn đầu về số lượng ở Nhật Bản).
Trong những năm gần đây, chính phủ Nhật Bản đã thông qua một số đạo luật nhằm tự do hóa phần lớn chế độ nhập cảnh cho người nước ngoài vào Nhật Bản. Vào năm 2019, một đạo luật được thông qua quy định cho 345 nghìn công dân nước ngoài vào Nhật Bản bằng thị thực lao động trong vòng 5 năm. Xác định 14 lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó chủ yếu mời các nhân công nước ngoài. Trong số đó có nông nghiệp, xây dựng, y tế.
Tuy nhiên, không chỉ người nhập cư, mà nhiều người sử dụng lao động Nhật Bản cũng không hài lòng với các điều kiện quy định pháp luật năm 2019. Do đó, số người nước ngoài nhập cảnh vào Nhật Bản ít hơn nhiều lần so với kế hoạch.
Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi rất nhiều
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến Nhật Bản cũng như phần còn lại của thế giới. Các vấn đề vấn đề lao động nước ngoài vẫn chưa được giải quyết.
Ngày 3 tháng 4 năm 2020, Nhật Bản đóng cửa biên giới của mình. Giờ đây không ai có thể nhập cảnh vào đất nước, nhưng cũng không ai có thể rời khỏi. Lệnh cấm nhập cư tạm thời đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lao động.
Những người nhập cư ở lại Nhật Bản buộc phải vi phạm luật pháp địa phương. Nếu hết visa lao động, họ không thể tiếp tục làm việc và không có kế sinh nhai. Do đó họ giả mạo, làm hồ sơ giả để xin việc. Vụ lừa đảo đã bị phanh phui và những kẻ vi phạm pháp luật bị đưa ra xét xử.
Sự việc này xảy ra với một công dân Việt Nam sang du học Nhật Bản năm 2017. Đến năm 2020, cô mới có giấy phép lao động, nhưng visa hết hạn, không còn cách nào về Việt Nam. Cô đặt mua giấy tờ giả trên Internet để xin việc, nhưng ngay sau đó cảnh sát phát hiện ra giấy tờ của cô, cũng như của một số người khác, đã bị làm giả. Vào tháng 1 năm nay, một công dân Việt Nam đã bị kết án 1,5 năm tù.
Công bằng mà nói, cần lưu ý các tổ chức nhân quyền ở Nhật Bản nhận thức được những khó khăn của người nhập cư trong đại dịch và kêu gọi một thái độ "nhân đạo" hơn đối với người nước ngoài.
Một phần, đây là một trong những động lực cho việc đề xuất sửa đổi luật nhập cư Nhật Bản. Nếu sửa đổi được thông qua thì người nhập cư lao động sẽ được gia hạn visa sau 5 năm đầu tiên làm việc tại Nhật, và được phép đưa người thân đi cùng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người nước ngoài sẽ nhận được giấy phép cư trú lâu dài tại Nhật Bản. Người Nhật luôn lo lắng bảo vệ tính đồng nhất của họ.
Nhìn chung, nhiều chuyên gia thừa nhận chính sách nhập cư của Nhật Bản rất hiệu quả nên không xảy ra những vấn đề nghiêm trọng như ở Tây Âu. Đồng thời, không phải không có mặt hạn chế: những người đến Nhật Bản phàn nàn về sự phức tạp của các thủ tục hành chính, các dịch vụ xã hội không thể tiếp cận, rào cản ngôn ngữ và sự thù địch của đa số người Nhật đối với người nước ngoài. Rõ ràng, chính quyền cũng sẽ phải sửa đổi trong những lĩnh vực này.