Trong một bài đăng trên mạng xã hội Weibo, Dior viết rằng khi bức ảnh bị dư luận chỉ trích trên mạng, nhà mốt "ngay lập tức chú ý tới điều này và gỡ bỏ bức ảnh trên trang web chính thức của Dior, và tác phẩm đã bị loại khỏi cuộc triển lãm".
"Dior, như mọi khi, tôn trọng tình cảm của người dân Trung Quốc, tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp Trung Quốc và làm việc với các bộ phận liên quan để xem xét và phê duyệt tất cả các tác phẩm được trưng bày công khai. Nếu có lỗi nào đó xảy ra, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những ý kiến phê bình, sauđó sửa chữa lỗi một cách kịp thời. Dior luôn giữ những tình cảm chân thành đối với xã hội Trung Quốc và người tiêu dùng".
Ảnh chụp màn hình trang Dior trên nền tảng Xiaohongshu
© Ảnh : Xiaohongshu / Dior
Hình ảnh người Trung Quốc qua lăng kính "phương tây"
Tuần trước, tờ Nhật báo Bắc Kinh của Trung Quốc đã đăngmột bài báo, trong đó có đoạn viết như sau:
"Bức ảnh chụp một người mẫu có đôi mắt híp tịt, mặt xanh lét, đầy tàn nhang, tóc bết dầu, và mặc trang phục từ thời nhà Thanh".
Tờ Tin tức Phụ nữ Trung Quốc cũng có bài báo nêu quan điểm rằng, cuộc triển lãm một lần nữa thể hiện "sự kiêu ngạo về thẩm mỹ và văn hóa của một số thương hiệu phương Tây", ý định "bóp méo văn hóa Trung Quốc".
Sau khi các phương tiện truyền thông viết về bức ảnh trên, cộng đồng mạng Trung Quốc đã dậy sóng:
"Đây có phải là thây ma từ triều đại nhà Thanh?", "Phụ nữ Trung Quốc trong mắt các thương hiệu xa xỉ trông như thế này sao", "Chẳng có gì là đẹp ở đây cả", "Nghệ thuật có thể không được ưa chuộng, nhưng nghệ thuật tàn ác là không chấp nhận được", "hình ảnh tiêu chuẩn của người Trung Quốc qua lăng kính "phương Tây".
Theo ghi nhận của South China Morning Post, Dior chưa đưa ra bình luận gì về vụ việc nhưng đã loại bỏ bức ảnh tai tiếng khỏi cuộc triển lãm. Thương hiệu cũng xóa bức ảnh khỏi tài khoản Weibo của mình. Trung Quốc luôn rất nhạy cảm trước bất kỳ chỉ trích nào đối với đất nước này, cũng như việc các thương hiệu phương Tây "miêu tả không phù hợp" về con người và đất nước Trung Quốc.
Vụ bê bối của Dolce & Gabbana vì phân biệt chủng tộc
Hồi tháng 11 năm 2018 đã xảy ra một vụ bê bối lớn với Dolce & Gabbana, khi video được công bố trên các tài khoản mạng xã hội chính thức của thương hiệu quay cảnh một người mẫu Trung Quốc dùng đũa để ăn các món Ý - pizza, spaghetti và cannoli, từ đằng sau hậu trường vang lên một giọng nam khuyên cô ấy nên thực hiện nhiệm vụ khó khăn này ra sao. Dolce & Gabbana đã vấp phải sự phản đối của công chúng Trung Quốc. Thương hiệu nổi tiếng bị cáo buộc phân biệt giới tính và phân biệt chủng tộc, và show diễn lớn chuẩn bị diễn ra tại Thượng Hải đã phải hủy bỏ, do nhiều người mẫu và các sao từ chối tham gia. Bản thân các nhà thiết kế thời trang Ý Domenico Dolce và Stefano Gabbana cũng phải lên tiếng xin lỗi, họ thậm chí dùng cả tiếng Trung Quốc để bày tỏ sự hối hận của mình.
Mô tả sai bản đồ của Trung Quốc
Vào năm 2019, hãng thời trang Pháp Givenchy và hãng thời trang Mỹ Coach đã theo gương Versace và lên tiếng xin lỗi vì đã phát hành trang phục có hình bản đồ của Trung Quốc vẽ sai. Các áo phông của những hãng này in hình Hồng Kông và Đài Loan như những quốc gia riêng biệt.
Vào mùa xuân năm nay, một số thương hiệu nước ngoài, bao gồm H&M, Adidas, Nike, Puma, Lacoste, Burberry, bị chỉ trích gay gắt ở Trung Quốc vì từ chối sử dụng bông Tân Cương sau khi có báo cáo về việc sử dụng laođộng cưỡng bức đối với người Uyghurs trong quá trình sản xuất. Người dùng Internet Trung Quốc đã kêu gọi tẩy chay sản phẩm của các công ty này, các nhà bán lẻ trực tuyến đã gỡ bỏ sản phẩm của các thương hiệu trên khỏi danh sách hàng hóa.