Tại sao Bắc Kinh không yêu cầu các nước ASEAN cam kết trung thành

Trong những ngày gần đây, một số sự kiện đã được tổ chức để kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ giữa CHND Trung Hoa và ASEAN.
Sputnik
Trong bài viết của mình, nhà phân tích Piotr Tsvetov cho biết rằng, tại các sự kiện đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra những đề xuất rất quan trọng liên quan đến quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á.

Những "món quà" quý giá của Bắc Kinh

Tất nhiên, điều chính yếu là phải lưu ý đến các tuyên bố trong bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp với Nguyên thủ quốc gia và Chính phủ các nước ASEAN, diễn ra trực tuyến hôm thứ Hai. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cam kết sẽ chi ngân sách 1,5 tỷ USD cho các nước ASEAN để chống đại dịch và khôi phục kinh tế, đồng thời hứa sẽ gửi miễn phí 150 triệu vắc xin Covid-19 cho các nước láng giềng. Các bên cũng thảo luận về những chân trời mới trong quan hệ kinh tế thương mại, phía Trung Quốc bày tỏ sẵn sàng chia sẻ công nghệ tiên tiến với các nước ASEAN.
Lãnh đạo các nước ASEAN và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên màn hình trong cuộc họp trực tuyến Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Trung Quốc
Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết chính phủ Trung Quốc sẵn sàng ký nghị định thư đối với Hiệp ước Bangkok về khu vực phi hạt nhân ở Đông Nam Á. Mặc dù Hiệp ước có hiệu lực từ năm 1997, nhưng chưa một quốc gia hạt nhân nào, kể cả Nga và Mỹ, đã ký nghị định thư tương ứng với thỏa thuận này. Nếu ký kết, Trung Quốc sẽ là nước đầu tiên thông qua Hiệp ước.
Trung Quốc và ASEAN trở thành đối tác chiến lược toàn diện
Các sự kiện kỷ niệm hiện nay cũng được đánh dấu bằng thành tựu quan trọng là các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và ASEAN nhất trí nâng quan hệ của họ lên tầm đối tác chiến lược toàn diện.

Không cần phải lựa chọn giữa hai người khổng lồ

Lãnh đạo Trung Quốc, kể cả Chủ tịch Tập Cận Bình, đã nhiều lần nói về tầm quan trọng của quan hệ với các nước láng giềng và lập trường ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong quan hệ với ASEAN. Trong những ngày này, điều đó đã được khẳng định. Thực tiễn đưa quan hệ với ASEAN lên một tầm cao hơn -quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, cũng nói lên điều đó. Đồng thời, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng phát biểu rằng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hoàn toàn khác với với quan hệ đồng minh. Phát biểu trước đó tại hội nghị do Trung tâm cộng đồng chính sách đối ngoại Indonesia tổ chức, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã nói một câu đáng chú ý này:
"Các bên thứ ba không nên bị buộc phải lựa chọn đứng về bên nào trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc".
Có nghĩa là, Trung Quốc không hề đòi hỏi các nước láng giềng phải cam đoan trung thành với Bắc Kinh vì tất cả những điều tốt đẹp mà họ đã làm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất Trung Quốc tạo thuận lợi hơn cho hàng xuất khẩu ASEAN
Nhưng tại sao các nước Đông Nam Á lại lo ngại rằng trong cuộc xung đột giữa CHND Trung Hoa và Hoa Kỳ, họ sẽ phải quyết định đứng về phía nào? Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã nhiều lần lên tiếng về nguy cơ phải đưa ra lựa chọn như vậy. Và ông ta có lý do để lo ngại. Rốt cuộc, không ai khác ngoài Washington có mục tiêu chính sách của họ ở Đông Nam Á là chống Bắc Kinh. Và như mọi người đều biết, để làm điều này, các hiệp hội như QUAD, QUAD +, AUKUS đều liên kết với nhau nhằm chống Trung Quốc. Washington chỉ có thể ngủ ngon nếu thấy càng nhiều quốc gia châu Á tuyên bố rằng họ lựa chọn về phe Hoa Kỳ.

Chính sách ngoại giao linh hoạt của Trung Quốc

Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Trung Quốc -ASEAN, Chủ tịch Tập Cận Bình nói:
"Trung Quốc cực lực phản đối chính sách bá quyền và cường quyền, đồng thời sẵn sàng chung sống hữu nghị với các nước láng giềng để cùng duy trì hòa bình lâu dài trong khu vực. Trung Quốc sẽ không đe dọa nước nhỏ".
Có thể thấy những tuyên bố tương tự về chính sách đối ngoại của CHND Trung Hoa trong các bài phát biểu trước đây của Tập Cận Bình và trong các văn kiện Đại hội 19 vừa qua của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Không có lý do gì để không tin vào tính chân thành và bất khả xâm phạm của những tuyên bố này. Nhưng đằng sau những lời phát biểu hùng hồn, cao siêu của các chính khách thường ẩn chứa những toan tính máu lạnh nhất định. Chúng ta hãy thử chờ xem lần này toan tính đó là gì.
Trung Quốc phản đối thao túng chính trị trong ASEAN
Cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến Biden-Tập Cận Bình vừa qua cho thấy hai nước khó thoát khỏi tình trạng xung đột đa chiều. Có vẻ như bất chấp những lời khuyến khích của nhà lãnh đạo Trung Quốc, Tổng thống Mỹ không có khuynh hướng thực hiện những thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận với Trung Quốc. Điều này có nghĩa là để đối phó với chính sách của Nhà Trắng, Bắc Kinh cần tìm kiếm, nếu không phải là đồng minh, thì đó là một hậu phương ít nhiều bền vững. Khi xây dựng mối quan hệ không sai lầm, các tuyên bố thường xuyên sẵn sàng thỏa hiệp trong các vấn đề gây tranh chấp có thể giúp đạt được thái độ thân thiện với các nước láng giềng. Hoặc, trong mọi trường hợp, để đảm bảo rằng họ không nghiêng về phía Washington.
Những phát biểu gần đây của Ngoại trưởng Vương Nghị tại Jakarta cũng nói lên sự sẵn sàng thỏa hiệp của Bắc Kinh. Theo ông Vương Nghị, Trung Quốc "sẵn sàng giải quyết các bất đồng của mình với các nước khác, đặc biệt là các tranh chấp lãnh thổ".
Nhưng, như thường thấy, thời gian sẽ cho biết những tuyên bố này chân thật đến mức độ nào.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Thảo luận