Trở lại văn phòng: Tại sao các sếp chống lại làm việc "từ xa"?

Gần một nửa số người sử dụng lao động muốn quay trở lại giờ làm việc bình thường tại văn phòng, theo kết quả cuộc khảo sát được thực hiện tại 6 quốc gia của nhóm nghiên cứu Diễn đàn Tương lai. Tại sao ban lãnh đạo muốn mọi người làm việc tại văn phòng? Đại dịch đã chứng minh văn phòng có thể không cần thiết? Theo tài liệu của Sputnik.
Sputnik

Tại sao các sếp không thích làm việc từ xa?

Nhóm nghiên cứu “Diễn đàn Tương lai“ (Future Forum), được dịch vụ nhắn tin Slack tài trợ, đã công bố cuộc khảo sát “Pulse“ hàng quý mới nhất của họ với 10 000 nhân viên “cổ trắng” từ 6 quốc gia, bao gồm Úc, Canada, Đức, New Zealand, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Lần này, nghiên cứu “Pulse“ tập trung vào việc làm việc ngoài văn phòng trong thời kỳ đại dịch và sự miễn cưỡng của người sử dụng lao động trong việc tiếp tục “chế độ làm việc từ xa”.
Nghiên cứu chỉ ra các nhà quản lý có xu hướng muốn trở lại văn phòng gấp đôi so với cấp dưới của họ - 44% so với 17%. Điều gì đằng sau khoảng cách này?
Những ưu điểm khi làm việc từ xa
Brian Elliott, Giám đốc Điều hành “Diễn đàn Tương lai“ và Phó Chủ tịch Cấp cao của dịch vụ Slack, xác định một số vấn đề cốt lõi. Thứ nhất, các nhà quản lý hài lòng với công việc của mình hơn là nhân viên của họ. Đánh giá của họ về mức độ hài lòng trong công việc cao hơn 62% so với đánh gía của nhân viên.

“Và không có gì đáng ngạc nhiên ở đây: nhà của họ lớn hơn, nơi làm việc thoải mái hơn, mức sống và mức lương cao hơn. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi họ thích văn phòng hơn những nhân viên bình thường”, Elliot nói.

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Wang Zhiyong - nhà nghiên cứu tại Viện Dân số và Kinh tế Lao động thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết sếp và nhân viên bình thường có nhận thức rất khác nhau về công việc và nhu cầu.

“Theo quan điểm của người lãnh đạo và quản lý, bao gồm trong trách nhiệm việc phối hợp công việc của một số bộ phận, không phải là việc dễ dàng. Giao tiếp trực tiếp cho thấy hiệu quả lớn hơn. Từ quan điểm những nhân viên bình thường, chỉ cần làm việc tốt, quan hệ giữa các cá nhân với nhau là tối thiểu. Do đó, nhân viên sẽ có xu hướng làm việc từ xa hơn", Wang Zhiyong giải thích sự thúc giục của các giám đốc để quay trở lại làm việc tại văn phòng.

Wang Zhiyong tin rằng văn phòng vẫn là môi trường cần thiết để nhiều công ty hoạt động tốt, vì việc bỏ thói quen làm việc một cách đột ngột có thể là một nhiệm vụ khó khăn đối với nhiều công ty. Tuy nhiên, chuyên gia không loại trừ công việc văn phòng có thể trải qua những thay đổi mạnh mẽ trong tương lai.

Khó khăn khi làm việc ở định dạng kết hợp

Sau năm đầu tiên của đại dịch, nhiều nhân viên đã trở lại văn phòng. Tuy nhiên, có người vẫn tiếp tục làm việc tại nhà: vì lý do sức khỏe hoặc theo quyết định của lãnh đạo. Vào năm 2021, xuất hiện một hình thức làm việc kết hợp mới cho các công ty, khi một số nhân viên làm việc từ xa và một số tiếp tục đến văn phòng, tạo ra rất nhiều khó khăn trong công việc. Mô hình này không chỉ thay đổi chế độ làm việc, mà còn làm tăng số lượng xung đột trong nhóm, bởi vì giao tiếp từ xa gây trở ngại nghiêm trọng cho sự hiểu biết lẫn nhau. Hơn nữa, nhiều nhân viên phải đến văn phòng ghen tị với những người làm việc ở nhà.
Các nhà tâm lý học ngày càng ghi nhận những xung đột trong tập thể làm việc giữa những người quay trở lại công việc sau khi cách ly do coronavirus và những người vẫn làm việc từ xa, theo Maria Kiseleva - Trưởng Bộ môn Sư phạm Tâm lý Y học của trường Tổng hợp mang tên I. M. Sechenova, nói vào năm ngoài trong hội thảo bàn tròn diễn ra tại MIA “Rossiya Segodnya”.

“Xung đột này đang gia tăng, bởi vì những người làm việc tại nơi làm việc coi mình là những anh hùng vĩ đại, họ hy vọng vào một số đánh giá cao về công việc của họ”, chuyên gia tin tưởng.

“Robert Walters Group“ - một trong những công ty tuyển dụng quốc tế lâu đời nhất trên thị trường, thậm chí còn viết các hướng dẫn cụ thể để giảm xung đột trong công việc nhóm hỗn hợp. Theo các chuyên gia của công ty, cần tạo ra một môi trường trong nhóm để mọi người có thể bày tỏ những suy nghĩ và bất mãn của mình một cách thoải mái. Ví dụ, trong định dạng của các cuộc họp trực tuyến hàng tuần, nơi mọi người được trao quyền và chú ý đến các vấn đề của họ.
Khi cách ly hay làm việc ở nhà, ăn sao cho khỏi thừa cân?
Wang Zhiyong tin rằng các cuộc họp cá nhân là cần thiết để giao tiếp thông thường, vì trên Internet chúng ta không thể đọc chính xác cảm xúc, tâm trạng và ý định thực sự của đồng nghiệp.
Ngoài ra, “Robert Walters Group“ còn đề xuất dạy nhân viên nhận thức xung đột như một điều gì đó tích cực, như một cách để tìm ra sự thật hoặc giải tỏa căng thẳng trong nhóm. Và bản thân người lãnh đạo phải làm gương về cách cư xử mà bản thân muốn thấy trong nhóm của mình.

Do đại dịch, bạn đã quên cách làm việc?

Sau gần một năm làm việc tại nhà, tôi có cảm giác việc đến văn phòng chẳng có ý nghĩa gì, và việc ở trong đó thường xuyên có vẻ như là một sự lãng phí thời gian. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng: thời gian “làm việc từ xa” có khiến mọi người lười biếng hơn, hay cho họ hiểu rằng làm việc tại nhà tốt hơn và thiết thực hơn?
Trước đó, nhiều doanh nhân Nga đã phàn nàn rằng do đại dịch "chúng tôi đã quên cách làm việc". Ví dụ, người sáng lập quá cố của công ty “Natura Siberica“, Andrei Trubnikov, ói rằng ông “sững sờ và lười biếng” trong đại dịch, và “những người xung quanh ông suy nghĩ chậm hơn” vì “lối sống của họ đã trở nên tự cô lập”.
Tại sao người nước ngoài thích sống và làm việc ở Việt Nam?
Theo Wang Zhiyong, sẽ rất khó để trả lời câu hỏi này cho tất cả mọi người. Phần lớn phụ thuộc vào tính tự giác và nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như tuổi tác, thời gian đi lại, tính khí và đặc điểm cá nhân của từng nhân viên.
Theo một nghiên cứu của Owl Labs, 16% công ty trên toàn thế giới vẫn duy trì chế độ làm việc từ xa cho tất cả nhân viên. Nghiên cứu tương tự cũng cho thấy 44% công ty không cho phép làm việc từ xa dưới bất kỳ hình thức nào.
Thảo luận