Đại dịch COVID-19

Việt Nam chưa phát hiện ca mắc Covid-19 với biến chủng Omicron

Bộ Y tế vừa phát đi thông tin liên quan đến biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2. Đây là biến thể đang gây lo ngại cho nhiều quốc gia và ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát dịch Covid-19.
Sputnik

Omicron là biến thể nguy hiểm nhất từ trước đến giờ?

Tối 28/11, Bộ Y tế cho biết, Bộ đã báo cáo và đề xuất Chính phủ xem xét chỉ đạo tạm dừng tổ chức các chuyến bay quốc tế đến và đi từ các quốc gia: Nam Phi, Botswana, Namibia, Zimbabwe, Eswatini, Lesotho, Mozambique; tạm dừng cấp phép nhập cảnh với hành khách đến/đi về từ các quốc gia trên.
Trước đó, vào ngày 25/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thông báo ghi nhận biến chủng mới đáng lo ngại của virus SARS-CoV-2, gọi là Omicron (B.1.1.529) được phát hiện tại một số quốc gia Nam Châu Phi.
Đại dịch COVID-19
Philippines cấm nhập cảnh từ 7 quốc gia châu Âu do chủng omicron
Theo các nhà khoa học, biến chủng Omicron được phát hiện lần đầu ở Botswana ngày 24/11 vừa qua, có tới 32 đột biến ở protein gai, là biến thể nhiều đột biến nhất của virus SARS-CoV-2 và được dự báo có thể lây lan nhanh hơn, nguy cơ tái nhiễm cao hơn các biến chủng khác (biến thể Omicron có thể lây lan nhanh hơn 500% biến chủng Delta).
Tại Việt Nam, qua giám sát dịch tễ của virus SARS-CoV-2, các cơ quan chức năng hiện chưa ghi nhận trường hợp mắc Covid-19 với biến chủng Omicron. Để chủ động kiểm soát tình hình dịch trong nước và đồng thời ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến chủng mới từ các quốc gia đã ghi nhận, Bộ Y tế đã chỉ đạo hệ thống giám sát tăng cường giám sát dịch Covid-19 nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của các ổ dịch.
Đồng thời, Bộ cũng yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ Pasteur chủ động thực hiện giải trình tự gene các trường hợp nghi ngờ nhiễm biến chủng mới, đặc biệt là những trường hợp có tiền sử dịch tễ về từ các quốc gia khu vực Nam Phi.
Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với WHO và các cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế để thông tin kịp thời về các biến chủng của virus SARS-CoV-2. Qua đó, đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với diễn biến tình hình dịch.
Đến nay, hàng loạt quốc gia châu Âu, châu Mỹ đã có lệnh hạn chế du khách từ phía Nam Châu Phi. Riêng Israel đã quyết định ngưng nhập cảnh với toàn bộ người nước ngoài, là quốc gia đầu tiên trên thế giới đóng hoàn toàn biên giới để đối phó với biến thể mới.
Người phát ngôn của WHO Christian Lindmeier khẳng định, sẽ mất vài tuần để tìm hiểu tác động của biến thể mới. Hiện các nhà nghiên cứu đang tiếp tục tìm hiểu về các đột biến và những ảnh hưởng của các đột biến đối với độc lực và khả năng lây lan của biến thể này, cũng như tác động đối với việc chẩn đoán, điều trị và hiệu quả của vắc-xin. WHO khuyến nghị các nước vào thời điểm này cần thận trọng khi đưa ra các biện pháp đối với việc đi lại, tiếp tục áp dụng cách tiếp cận khoa học và căn cứ vào nguy cơ khi thực hiện các biện pháp về đi lại.
Đại dịch COVID-19
Bộ Y tế lập đoàn kiểm tra đánh giá nguyên nhân tử vong do Covid-19

Việt Nam ghi nhận thêm hơn 12.900 ca mắc Covid-19

Chiếu 28/11, Bộ Y tế cho hay, trong 24 giờ qua, Việt Nam đã ghi nhận 12.936 ca nhiễm Covid-19 mới tại 57 tỉnh thành, trong đó có 8 trường hợp nhập cảnh và 12.928 bệnh nhân được phát hiện trong nước (giảm 120 ca so với ngày trước đó).
Kể từ đầu dịch đến nay, cả nước có 1.210.340 ca mắc Covid-19, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 12.282 ca mắc).
Về tình hình điều trị, có thêm 1.712 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 28/11, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 958.636 người. Cả nước cũng ghi nhận thêm 190 ca tử vong tại 20 tỉnh, thành phố. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 24.882 ca, chiếm tỷ lệ 2,1% so với tổng số ca nhiễm, cao hơn trung bình của thế giới là 0,1%.
Cũng trong ngày hôm nay, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang thông tin, sau 5 ngày cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai, em C.M.T. (16 tuổi, học sinh Trường THPT Sơn Động số 2) đã qua đời. T. là một trong những học sinh sốc phản vệ sau tiêm vắc-xin phòng Covid-19 ở Bắc Giang.
Trước đó, vào ngày 24/11, ngành Y tế tỉnh Bắc Giang tổ chức tiêm phòng vắc-xin Covid-19 cho học sinh cấp 3 tại Trường THPT Nội trú Sơn Động và Trường THPT Sơn Động số 2 với khoảng 700 học sinh. Trong quá trình tiêm chủng, 4 học sinh tại 2 trường bị sốc phản vệ, riêng các em T. và H.T.H. (16 tuổi, học sinh Trường THPT Nội trú Sơn Động) xuất hiện các triệu chứng như choáng váng, khó thở, đau tức ngực, buồn nôn, da tái.
Sau khi được các nhân viên y tế tại địa phương sơ cứu, hai em này được chuyển ngay lên Bệnh viện Bạch Mai. Sức khoẻ của em H. hiện đã ổn định.
Đại dịch COVID-19
Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Thế giới so sánh chủng COVID mới với Ebola
Thảo luận