Bước chuyển biến quan trọng trong chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

HÀ NỘI (Sputnik) - 'Một loạt các văn kiện song phương sắp được ký kết trên các lĩnh vực cụ thể sẽ củng cố thêm cơ sở nền tảng điều ước-pháp lý trong mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt Nam', Đại sứ LB Nga tại Việt Nam nhận định.
Sputnik

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm Nga từ ngày 29/11 đến ngày 2/12

Như Sputnik đã nhiều lần đưa tin, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Nga là một trong những sự kiện quan trọng trong chương trình nghị sự song phương năm nay, được kỳ vọng đem lại một xung lực mới.
Mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt Nam đã mang tính hữu nghị truyền thống và tin cậy từ lâu. Vượt qua thử thách của thời gian và phát triển thành công trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: thương mại và đầu tư; quốc phòng và an ninh; khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo.
Đặc biệt để cả trong bối cảnh đại dịch, đối thoại chính trị giữa hai nước được duy trì thường xuyên, không bị gián đoạn.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm Thụy Sĩ và Nga
Thông tin về chuyến thăm Nga từ ngày 29/11 đến 2/12, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam, ngài Bezdetko Gennady cho biết chuyến thăm kỳ vọng đem lại một xung lực mới, thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt Nam.
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Bezdetko Gennady là người từng công tác nhiệm kỳ khác nhau tại Việt Nam. Nay ông trở lại Hà Nội trên cương vị Đại sứ Nga, ông nói về những ưu tiên chính trong việc phát triển quan hệ 2 nước, Đại sứ cho biết sự gắn kết bởi tình hữu nghị lâu dài và sự hợp tác cùng có lợi:

"Đã hơn 70 năm qua, hai nước phối hợp hành động chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, dành sự giúp đỡ và ủng hộ lẫn nhau trong những hoàn cảnh khó khăn".

'Một bước đi quan trọng nhằm tăng cường mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện'

Trong chuyến thăm Nga lần này với quá trình tiếp xúc ở cấp cao nhất, các nhà lãnh đạo 2 nước sẽ trao đổi chi tiết về những nỗ lực toàn diện trên mọi lĩnh vực.
Cụ thể trong việc tiếp tục tăng cường và hoàn thiện cơ cấu thương mại giữa hai nước, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực truyền thống và tiềm năng, bao gồm cung cấp, sử dụng LNG (khí hóa lỏng), lắp ráp ô tô, điện lực, ngân hàng và lĩnh vực tài chính.
"Nga quan tâm đến việc mở rộng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đào tạo nghiệp vụ cho các quân nhân Việt Nam tại các trường đại học chuyên ngành của Nga", Đại sứ Bezdetki Gennady khẳng định.
Lấy dẫn chứng về những điều này, ông cho biết về hợp tác khoa học-kỹ thuật của hai bên tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Công nghệ Nhiệt đới Việt-Nga. Ngày 22/11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đích thân đến tìm hiểu công trình “độc nhất vô nhị” trên thế giới này.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga
Thông qua chuyến thăm, hai bên cũng sẽ xem xét một cách cụ thể triển vọng mở rộng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, tiếp tục tương tác chặt chẽ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhân sự.
Ngoài ra, Đại sứ cũng bày tỏ sự ủng hộ việc hai nước mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hóa và du lịch, thiết lập các mối giao lưu công chúng, kể cả các tổ chức thanh niên.
"Tôi tin rằng chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Nga lần này sẽ thành công tốt đẹp và sẽ trở thành một bước đi quan trọng nhằm tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Nga-Việt Nam", Đại sứ đặc mệnh toàn quyền LB Nga tiếp tục nhấn mạnh.
Cơ chế điều phối then chốt trong hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước là Ủy ban liên chính phủ Nga-Việt Nam về Hợp tác Kinh tế thương mại và Khoa học kỹ thuật (IGC) dưới sự chủ tọa của Phó Thủ tướng Chính phủ hai nước.
Tại cuộc họp gần đây nhất của Ủy ban đã diễn ra vào ngày 29/10, một loạt vấn đề hợp tác Nga-Việt Nam trong các lĩnh vực chuyên ngành, mở rộng thương mại song phương đã được thảo luận.
Kể từ khi Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu và Việt Nam có hiệu lực vào năm 2016, khối lượng thương mại song phương đã tăng lên đáng kể.
Đến nay, Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu của Nga trong số các quốc gia thành viên ASEAN. Năm 2020, kim ngạch thương mại tương hỗ đạt 5,7 tỷ USD (tăng 15% so với năm 2019). Trong 9 tháng năm nay, kim ngạch thương mại tương hỗ đạt 4,7 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2020.
Tổ công tác cấp cao Nga-Việt Nam về các dự án đầu tư ưu tiên đã tạo ra khuôn khổ hợp tác giữa hai bên. Năm ngoái, 9 dự án mới có vốn đầu tư của Nga đã được đăng ký tại Việt Nam với tổng số vốn lên tới 944 triệu USD.
Giàn khoan PV DRILLING I sắp được chuyển cho Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro
Nhất mạnh về “Con tàu chỉ huy” phối hợp hành động trong lĩnh vực dầu khí giữa hai nước là Liên doanh “Vietsovpetro”, đơn vị vừa tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập, Đại sứ cho biết:
"Chúng tôi hy vọng Liên doanh sẽ tiếp tục hoạt động hiệu quả".
Hiện tại, Liên doanh chiếm hơn một 1/3 tổng lượng dầu khai thác ở Việt Nam và khoảng 15% khí tự nhiên.
Một hướng hợp tác mới là trong lĩnh vực lắp ráp tại Việt Nam các loại xe có động cơ mang các thương hiệu hàng đầu của Nga. Liên doanh “GAZ-Thành đạt” đã nhập khẩu hàng trăm chiếc vào Việt Nam. Tập đoàn GAZ đã chuẩn bị đi vào sản xuất tại Đà Nẵng.
Công tác chuẩn bị cho việc xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân tại Việt Nam đang được tiến hành. Đây là dự án công nghệ cao đổi mới sáng tạo, giúp nâng hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới về chất lượng. Các tổ chức chuyên ngành của Nga sẵn sàng hỗ trợ toàn diện Việt Nam ở cấp độ công nghệ cao nhất.
Ngân hàng Việt Nga (VRB) vừa tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập và đang hoạt động ổn định. Trong suốt quá trình hoạt động, VRB đã tích lũy được tài sản đáng kể, tạo lập cơ sở khách hàng, mạng lưới sở giao dịch và chi nhánh khắp Việt Nam. Lợi nhuận của VRB vào năm 2020 lên tới 4,7 triệu USD (+ 20% trong vòng 5 năm qua).

Tiềm năng cho nguồn cung vaccine Sputnik V, Sputnik Light tại Việt Nam

Bên cạnh đó, một trong những lĩnh vực hợp tác cấp thiết hiện nay là chống lại đại dịch Covid-19, giảm thiểu những hậu quả tiêu cực của đại dịch đối với sức khỏe của người Nga và Việt Nam.
"Chúng tôi coi cuộc chiến chống Covid-19 là một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng nhất giữa hai nước trong tương lai. Hiện nay, các tổ chức được ủy quyền của hai bên đã tiến hành trao đổi kinh nghiệm về công tác chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa Covid-19", Đại sứ Bezdetko Gennady thông tin.
Một số hội nghị chuyên đề đã được tổ chức với sự tham gia của Trung tâm Nhiệt đới Rospotrebnadzor và các tổ chức hữu quan của Việt Nam nhằm xây dựng cơ sở nghiên cứu để phát triển và sản xuất vaccine, thuốc điều trị Covid-19.
Thời gian qua, Việt Nam đã trao tặng Nga thuốc sát trùng, khẩu trang và quần áo bảo hộ lao động. Nga hỗ trợ Việt Nam một số lô vaccine Sputnik-V, hệ thống xét nghiệm và thuốc thử phục vụ nghiên cứu. Các nhà dịch tễ học Nga đã được cử đến Việt Nam thông qua Trung tâm Nhiệt đới.
Hơn 1 triệu liều vaccine Sputnik V được sản xuất tại Việt Nam đã sẵn sàng để tiêm
Như Sputnik đã đưa, Việt Nam vừa đóng ống xong và sẵn sàng tiêm hơn 1 triệu liều vaccine Sputnik V cho người dân.
Đây là mốc sự kiện quan trọng nằm trong thỏa thuận đã được ký kết về việc cung cấp hơn 40 triệu liều vaccine Sputnik-V từ phía Nga cho Việt Nam. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền LB Nga khẳng định:

"Việc sản xuất vaccine Sputnik-V đã được khởi động tại Việt Nam. Chúng tôi hy vọng Bộ Y tế Việt Nam sớm cho đăng ký vaccine tăng cường “Sputnik Light”, loại vaccine có hiệu quả đến tháng thứ 5 sau khi tiêm đạt 80%".

Thảo luận