Tạo giá trị chung - Chiến lược kinh doanh "không thể làm ngơ” hậu Covid - 19

HÀ NỘI (Sputnik) - Nếu trong giai đoạn tiền Covid-19, CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) chỉ đòi hỏi nguồn lực tài chính mạnh thì trong thời điểm khó khăn như đại dịch còn đòi hỏi tối ưu về mặt kinh doanh. Do đó, xu hướng áp dụng mô hình CSV (tạo giá trị chung) "lên ngôi".
Sputnik
CSV (Creating shared value - Tạo giá trị chung) là chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp không thể làm ngơ trong bối cảnh hậu Covid. Bao gồm cả mục tiêu thương mại và lợi ích cộng đồng - phát triển bền vững, việc áp dụng xu hướng CSV có thể mang đến những tác động tích cực cho cả Doanh nghiệp và xã hội trong bối cảnh hiện nay.

Nhận diện CSR và CSV

CSR (Corporate Social Responsibility - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) công cụ giúp doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và độc lập với kế hoạch kinh doanh; thì CSV (Creating Shared Values - Tạo giá trị chung) lại là chiến lược kinh doanh bao hàm cả mục tiêu kinh tế lẫn mục tiêu xã hội.
Nhiều chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 12/2021
CSR được biết đến nhiều hơn nhờ sự liên kết chặt chẽ với yếu tố truyền thông hướng ra cộng đồng xã hội và khả năng góp mặt trong hầu hết các hoạt động quảng bá của doanh nghiệp.
“Trên thực tế, CSR không đồng nghĩa với khái niệm thiện nguyện doanh nghiệp. Cho dù hoạt động thiện nguyện doanh nghiệp có thể là một phần trong chiến lược CSR nhưng CSR bao gồm nhiều thứ hơn là các hoạt động thiện nguyện đơn thuần”, bà Lâm Ngọc Thảo, Giám đốc Điều hành Trung tâm Hỗ trợ phát triển cộng đồng LIN, chia sẻ.
Trong khi đó, CSV - do đặc thù của mình, thường được thể hiện dưới hình thức một dự án hợp tác chiến lược hoặc chiến dịch kinh doanh tổng thể nên khó nhận biết hơn. CSV thừa nhận sự cân bằng giữa lợi nhuận ngắn hạn và các mục tiêu xã hội hoặc môi trường, nhưng tập trung nhiều hơn vào các cơ hội tạo lợi thế cạnh tranh từ việc xây dựng đề xuất giá trị xã hội vào chiến lược doanh nghiệp.
Hơn 1.000 công nhân của Công ty TNHH Victory International Việt Nam (Khu kinh tế Bình Hiệp, Kiến Tường, Long An) đã đi làm trở lại
Đặc trưng của CSV là nguyên tắc không loại trừ lẫn nhau, nghĩa là thành công tài chính không cần phải trả giá bằng xã hội hoặc môi trường. Trên thực tế, các "giá trị chung” của CSV lại đang là định hướng chính trong các hoạt động xã hội của doanh nghiệp hiện nay, nhất là với các doanh nghiệp lớn.

Đầu tư bền vững song hành tăng trưởng

Tại Hội thảo “Tạo giá trị chung - Creating Shared Values (CSV) - Marketing thông minh” do Liên minh Châu Âu (EU), Tổ chức Pro!NGO e.V. (Đức) phối hợp với Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) tổ chức mới đây đã chỉ ra CSV là mô hình kinh doanh win - win hiệu quả sau đại dịch.
Bà Nhung Nguyễn, Communication Manager, Ford Vietnam
Trả lời Sputnik về việc làm cách nào để chứng minh lợi ích của CSR/CSV cho doanh nghiệp mà không vấp phải "bẫy đánh bóng” tên tuổi, không mang lại giá trị bền vững cho xã hội, bà Nhung Nguyễn, Communication Manager, Ford Vietnam, cho biết:
“Những năm trước đó chúng tôi nhận các nguồn tài trợ trong công ty và các hoạt động CSR như "Chiến dịch K0 Còi”, "Khoá học lái xe an toàn” v.v được duyệt dựa trên một phần ngân sách. Ford Global nhận ra rằng cần thêm hoạt động bài bản hơn nữa, nghĩa là mang hoạt động CSR tách khỏi tài chính, marketing/truyền thông thành một mảng riêng thông qua các NGO (tổ chức phi chính phủ). Hơn 10 năm nay, các NGO đã trở thành các đối tác nhận tài trợ của Quỹ Ford. Chúng tôi không nhận số tiền CSR này vào trong chi phí marketing hay truyền thông của Ford Vietnam nữa".
Theo bà Nhung Nguyễn, các chương trình CSR/CSV đi qua kênh của NGO. Với triết lý phát triển và mạng lưới của NGO kết hợp với doanh nghiệp về kinh nghiệm quản lý, insight khách hàng của mình đến các nhóm cộng đồng để truyền tải thông điệp.
"Ford Vietnam sẽ hoạt động gắn liền với các NGO và các chương trình phát triển bền vững, mạng lưới và tập trung minh bạch tài chính. Đồng thời, đồng hành cùng khách hàng, đặc biệt là CLB bán tải Ford Ranger cùng nhau triển khai các hoạt động CSR/CSV. Các hoạt động này rất dễ phân biệt với việc "đánh bóng tên tuổi” vì Ford Vietnam luôn minh bạch tài chính, ngân sách quảng cáo đều có hạch toán riêng. Các hoạt động CSR/CSV đều có nguồn quỹ và tài chính riêng dành cho các NGO, hoàn toàn độc lập".
Nhà đầu tư Trung Quốc của công ty "Motor Sich" kiện ra tòa trọng tài đòi bồi thường thiệt hại
Hoạt động CSR/CSV của Ford Vietnam mang lại nhiều lợi ích cho tập đoàn. Hình ảnh chiếc xe Ford Ranger lan tỏa mạnh mẽ trên tất cả các mạng xã hội và kênh truyền thông.
“Điều này rất đúng với triết lý của Tập đoàn Ford là trao trả lại giá trị cho cộng đồng vì Ford không thể phát triển nếu cộng đồng không phát triển. CSV là khái niệm khá mới mẻ, tuy nhiên Ford cũng dần tịnh tiến đến giá trị đó bằng các hoạt động thiết thực trong tương lai" - Bà Nhung tin tưởng.
Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Ford vẫn tiếp tục hợp tác với các NGO thông qua hoạt động nổi bật. Năm 2020, Ford tặng xe cứu thương áp lực âm Ford Transit cho bệnh viện Nhiệt đới TW để vận chuyển bệnh nhân Covid-19. Ngoài ra, Ford Vietnam cũng tặng bộ test nhanh, máy thở cho các bệnh viện tại Bắc Giang, Đồng Tháp v.v. , hỗ trợ kinh phí các sinh viên mắc kẹt tại TP.HCM. Năm 2021, Ford Vietnam trao tặng thêm một máy lọc máu trị giá hơn 1 tỷ đồng cho Bệnh viện đa khoa Hải Dương.
Vì sao tỉnh Tochigi là trụ cột trong hợp tác các doanh nghiệp Việt - Nhật?

CSR/CSV triển khai như thế nào sau đại dịch?

Dịch bệnh Covid-19 đã tạo ra những minh chứng rõ ràng về mối liên hệ chặt chẽ giữa phát triển bền vững của xã hội với tăng trưởng kinh tế, từ đó thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn và có chiều sâu hơn vào các hoạt động tạo giá trị chung.
Tuy nhiên sau đại dịch, hầu hết các doanh nghiệp đều phải tập trung phục hồi. Vậy CSR/CSV sẽ được triển khai như thế nào khi bản thân doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn? Chia sẻ quan điểm với Sputnik, bà Nhung Nguyễn, Communication Manager, Ford Vietnam cho biết:
“Đại dịch Covid-19 trong hai năm vừa qua làm đảo lộn mọi thứ. Ngân sách dành cho hoạt động CSR cũng bị cắt giảm. Hi vọng rằng, sau đại dịch ngân sách sẽ được hồi phục trở lại. Các doanh nghiệp ít nhiều đều bị ảnh hưởng. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phụ thuộc vào triết lý phát triển của mình. Nếu triết lý phát triển của lãnh đạo doanh nghiệp là hoạt động CSR là một phần không thể thiếu thì họ sẽ tìm ra được cách giúp đỡ cộng đồng bằng cách tận dụng mạng lưới, nguồn lực sẵn có mà không đòi hỏi quá nhiều ngân sách".
Đánh giá thử thách khi triển khai CSR/CSV tại Việt Nam, Dr. Lothar Rieth, Phó Chủ tịch Pro NGO! e.V., Trưởng Bộ phận Phát triển bền vững Tập đoàn điện lực EnBW (Đức) cho biết:
“Tôi cho rằng Việt Nam nên phát triển nhận thức chung về nhu cầu và giá trị phát sinh trong hoạt động CSR/CSV để đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Nói tới các thách thức bên ngoài, điều quan trọng là phải tìm được đối tác tốt. Đồng thời tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu thực sự cộng đồng cần gì, các tổ chức CSO và phía Nhà nước cần gì cũng như doanh nghiệp”.
Tại Việt Nam không chỉ có Ford, Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến (M_Service) với sản phẩm ví điện tử MoMo là đơn vị áp dụng thành công các mô hình CSV.
Ông Hoàng Đức Minh, Head of Donation, MoMo
Ví MoMo cùng các đối tác đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ cộng đồng như vận động quyên góp hỗ trợ phẫu thuật dị tật bẩm sinh cho trẻ em, hoạt động đi bộ trực tuyến hỗ trợ quỹ học bổng "tiếp sức đến trường", hỗ trợ bệnh nhi ung thư. Ngoài ra, trong giai đoạn Đại dịch Covid-19 tại Việt Nam, ví điện tử này ra mắt video ca nhạc "Điều nhỏ bé vĩ đại" nhằm cổ vũ người dân chống dịch, đồng thời quyên góp 1 tỷ đồng cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
“Với tư cách là doanh nghiệp có đạo đức, có nghĩa vụ tham gia vào các vấn đề xã hội gọi là CSR. Đối với CSV - tạo giá trị chung - theo một cách nào đấy hơi giống với doanh nghiệp xã hội. Tuy nhiên, doanh nghiệp xã hội coi mục tiêu xã hội lên hàng đầu. Trong trường hợp này, hình dung như một nhóm gồm doanh nghiệp - người dân - NGO cùng nhau hợp tác tạo ra giá trị chung dựa trên thế mạnh của mỗi bên. Yếu tố Win - Win trong trường hợp này rất rõ ràng. Nếu trong trường hợp CSR thì giúp đỡ mang giá trị đạo đức là chính, thì trong CSV yếu tố giúp đỡ mang lại lợi ích cho cả hai là điều rất quan trọng. Tự thân dự án thành công phải đem lại lợi ích thực chất cho doanh nghiệp" - Ông Hoàng Đức Minh, Head of Donation, MoMo phân tích.
Một số chương trình CSV của Ví MoMo
Trong trường hợp của MoMo, dự án thành công đem lại lượng người dùng rất lớn. Theo ông Hoàng Đức Minh, MoMo đã xây dựng cộng đồng, nhờ đó tạo ra sản phẩm phù hợp với cộng đồng rất tốt. Khi các doanh nghiệp khác tham gia nền tảng MoMo cũng được hưởng lợi theo cách riêng. Họ làm các dự án hoạt động hiệu quả hơn, được nhiều người biết đến hơn.
“Các dự án xã hội khi tham gia với MoMo không chỉ nhận tài trợ từ một đơn vị mà còn từ cộng đồng. Lợi ích các bên phải rất rõ ràng, vì trường hợp đánh bóng tên tuổi sẽ không được tính vào CSV".
Năm 2020, Ví MoMo ra mắt cuộc thi "Học viện MoMo", tạo sân chơi học thuật, kiến thức từ nhiều lĩnh vực dưới dạng các câu hỏi đáp, thu hút 6 triệu người tham gia sau 2 tuần. Ngày 4 tháng 10, cuộc thi kết thúc với phần thưởng 1 tỷ đồng được trao cho quán quân cuộc thi.
Năm 2021, số tiền gây quỹ trên MoMo lên đến 38 tỷ đồng so với 6 tỷ trong năm 2020. Gần 65 nghìn trẻ em trên khắp Việt Nam được trợ giúp từ số tiền này.
Kết quả gây quỹ từ các hoạt động CSV của Ví MoMo trong năm 2021
Thảo luận