Bloomberg dẫn nguồn tin cho hay, Cơ quan giám sát công nghệ Trung Quốc chỉ thị cho lãnh đạo cấp cao nhất của hãng gọi xe Didi đưa ra đề xuất cụ thể về việc hủy niêm yết. Vẫn chưa có xác nhận chính thức về thông tin này. Tuy nhiên, cuộc điều tra mà các cơ quan chức năng Trung Quốc bắt đầu tiến hành vào mùa hè năm nay ngay sau khi Didi thực hiện IPO tại New York đã được hoàn tất, và cơ quan giám sát sắp đưa ra kết luận cuối cùng về những biện pháp trừng phạt.
Didi chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại New York vào cuối tháng 6
Hãng taxi Didi của Trung Quốc đã huy động được hơn 4 tỷ USD trong IPO tại Mỹ. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã mở cuộc điều tra đối với Didi về việc tuân thủ bảo mật dữ liệu. Công ty đã được yêu cầu gỡ ứng dụng ra khỏi các cửa hàng ứng dụng ở Trung Quốc và thu hút người dùng mới. Kết quả là giá cổ phiếu Didi lao dốc mạnh, hiện nay thấp hơn 1/3 so với ngưỡng giá IPO.
Căng thẳng gia tăng: tranh luận về khí hậu làm trầm trọng thêm sự chia rẽ giữa Mỹ và Trung Quốc
8 Tháng Mười Một 2021, 23:05
Tại sao các cơ quan chức năng Trung Quốc mở các cuộc điều tra vào công ty ngay sau khi Didi thực hiện IPO tại New York? Bắc Kinh không đưa ra câu trả lời chính thức. Các chuyên gia dự đoán rằng, trong bối cảnh quan hệ chính trị giữa hai nước ngày càng xấu đi, các cơ quan chức năng của Trung Quốc bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề an ninh mạng. Các công ty như Didi thu thập một lượng dữ liệu cá nhân khổng lồ mà người dùng. Theo luật mới về bảo mật dữ liệu, công ty nào thu thập dữ liệu từ hơn 1 triệu người dùng đều phải trải qua cuộc kiểm tra bảo mật dữ liệu trước khi tiến hành IPO ở nước ngoài.
Về phần mình, Hoa Kỳ đang tăng cường áp lực lên các công ty Trung Quốc tiến hành chào bán cổ phiếu trên các sàn giao dịch của Mỹ. Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) đã nhiều lần chỉ ra rằng, các công ty giao dịch công khai phải tiết lộ dữ liệu kiểm toán cho các cơ quan quản lý của Mỹ. Đồng thời, không có công thức rõ ràng về những dữ liệu mà phía Mỹ có thể yêu cầu. Do đó, yêu cầu này có thể mâu thuẫn với Luật Bảo vệ thông tin cá nhân của Trung Quốc.
Công ty Didi
© AP Photo / Ng Han Guan
Theo ghi nhận của Bloomberg, hiện có hai đề xuất vể cách giải quyết vấn đề Didi
Đề xuất đầu tiên đang được xem xét là tư nhân hóa trực tiếp, bao gồm việc một công ty nhà nước mua lại đơn vị thu thập, lưu trữ, xử lý và chuyển dữ liệu. Phương án này giúp loại bỏ các rủi ro bảo mật, nhưng Didi mất khả năng quản lý tài nguyên quan trọng nhất - dữ liệu, điều này sẽ ảnh hưởng đến giá trị và khả năng cạnh tranh của công ty. Đề xuất thứ hai là chuyển sang niêm yết lần 2 ở Hồng Kông sau khi hủy niêm yết ở Mỹ. Trong trường hợp này, theo luật pháp Trung Quốc, công ty vẫn sẽ phải trải qua một cuộc kiểm tra bảo mật dữ liệu. Tuy nhiên, nếu mọi thứ được thực hiện theo đúng quy định, công ty sẽ không có bất kỳ vấn đề nào trong tương lai.
Điều quan trọng là phải làm cho mô hình kinh doanh của công ty phù hợp với luật pháp Trung Quốc, đặc biệt là thị trường chính của Didi vẫn là thị trường nội địa Trung Quốc. Nếu công ty có thể thích ứng với thay đổi này, nó sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ hơn nữa, - chuyên gia Liu Dian, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Đại học Phúc Đán, nói với Sputnik.
Theo quy định mới, các cơ quan quản lý phải tiến hành các cuộc kiểm tra an ninh trong vòng 45-60 ngày và đưa ra ý kiến liệu một công ty muốn gửi dữ liệu người dùng ra nước ngoài có thể thực hiện việc này hay không. Cuộc đánh giá an ninh sẽ bao gồm một số khía cạnh: mục đích và nhu cầu chuyển dữ liệu ra nước ngoài, tác động của chính sách bảo mật dữ liệu của nước chủ nhà, tình trạng môi trường an ninh mạng tổng thể của nước chủ nhà và các rủi ro liên quan đến rò rỉ, mất mát, hoặc trộm cắp dữ liệu. Một mặt, các biện pháp này gây khó khăn cho các công ty công nghệ. Trong nhiều năm liền, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tìm cách tiến hành IPO trên thị trường phương Tây, bởi vì, thứ nhất, các điều khoản phát hành ở đó mềm hơn so với các điều khoản trên thị trường Trung Quốc đại lục. Ví dụ, để tiến hành IPO ở Thượng Hải, một công ty phải hòa vốn trong vài năm, điều này không hề dễ dàng đối với các công ty khởi nghiệp công nghệ. Ngoài ra, triển vọng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có sức hấp dẫn rất lớn đối với các công ty Trung Quốc.
Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, thế giới đương đại đang có những chuyển biến lớn lao. Giờ đây, Mỹ đang ngày càng tích cực sử dụng đòn bẩy kinh tế để gây áp lực chính trị. Chuyên gia Liu Dian cho rằng, thị trường chứng khoán phương Tây đang trở nên “tiếp thị độc hại”.
Hiện nay, ngày càng có nhiều công ty tìm cách giảm thiểu rủi ro chính trị và muốn niêm yết cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Hồng Kông. Từ nửa cuối năm 2020 đến nửa cuối năm 2021, số vốn huy động được nhờ IPO ở Hồng Kông đã tăng 50% và doanh thu của Sở giao dịch Hồng Kông tăng gần 70%. Trong 9 tháng đầu năm nay, 71 công ty niêm yết cổ phiếu tại Hồng Kông với giá trị 35,9 tỷ USD. Con số này nhiều hơn một phần tư so với cùng kỳ năm ngoái. Vai trò của Hồng Kông như một trung tâm tài chính quốc tế và trung tâm thương mại châu Á dự kiến sẽ gia tăng hơn nữa trong quá trình thực hiện các dự án xuyên biên giới như chương trình kết nối trái phiếu Bond Connect, chương trình kết nối chứng khoán Stock Connect và chương trình kết nối quản lý tài sản Wealth Management Connect, cũng như trong quá trình phát triển Khu Vịnh lớn Quảng Đông – Hồng Kông – Ma Cao.