Biên niên sử các khối quân sự tại Châu Á-Thái Bình Dương
«Đã nhiều thập kỷ tại khu vực này vắng bóng không xuất hiện một liên minh quân sự thuần túy nào. Châu Á-Thái Bình Dương gần như dẫn đầu thế giới về tiến trình hội nhập kinh tế và chính trị, thúc đẩy hợp tác lẫn nhau trong khuôn khổ APEC, Hội nghị cấp cao Đông Á và các diễn đàn đàm phán theo định dạng khác nhau như ASEAN+ 3, ASEAN+ 6, v.v… Các cấu trúc liên minh quân sự sau chót ở đây là ANZUK cho đến năm 1975 và SEATO cho đến năm 1977. Bất kể nhiều nỗ lực của phương Tây để bảo tồn, cả hai tổ chức này đều có kết liễu vận mạng một cách chẳng mấy vẻ vang khi tan vỡ ảo mộng trong những nhiệm vụ chính thức của khối và các nước châu Á tham gia rời bỏ hàng ngũ. Sau đó, đã có khoảng thời gian dài trong diễn biến xây dựng khối quân sự, khi ngỡ rằng liên minh quân sự duy nhất còn lại trên không gian Châu Á - Thái Bình Dương là ANZUS (bao gồm Hoa Kỳ, Australia và New Zealand) thành lập năm 1951 như một khối hiệp ước an ninh quân sự của Thái Bình Dương, đáp ứng đầy đủ tham vọng của Hoa Kỳ. Thế rồi bây giờ xuất hiện một khối quân sự mới, định hướng cụ thể tới trao đổi công nghệ quân sự tiên tiến giữa các nước tham gia trong những lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, hệ thống điều khiển học dưới nước, khả năng giáng đòn tấn công từ khoảng cách xa và bảo vệ các chỉ thể cơ sở hạ tầng hạt nhân».
AUKUS - tín hiệu cho Bắc Kinh
«Ngay sau khi thành lập AUKUS, có thông báo rằng khối này mở cửa sẵn sàng cho các nước khác tham gia. Tuy nhiên, không giống như SEATO và ANZUK, không một quốc gia châu Á nào muốn liên kết vào đây. Kết cục vẫn là khối liên minh quân sự Anglo-Saxon, dự định hành động tích cực nhất ở châu Á, trong đó điểm xuất phát dường như vì lợi ích của các nước châu Á. Tất cả những điều này gợi nhớ mạnh đến thời kỳ thuộc địa, khi chính các cường quốc phương Tây không cần thông tin gì của các đối tác châu Á cứ tự ý phân định lợi ích khiến nhiều nước ở châu lục này rơi vào tình trạng lệ thuộc và biến thành đối tượng chịu sự nô dịch bóc lột».
AUKUS và ASEAN
«Chẳng hạn, Ngoại trưởng Indonesia tuyên bố rằng khối quân sự mới có thể gây căng thẳng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, kích động chạy đua vũ trang và dẫn đến cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Còn Việt Nam có lập trường hơi khác. Như ông Phó Hiệu trưởng Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam lưu ý, Hoa Kỳ, Anh và Australia lẽ ra cần thảo luận về quan hệ đối tác giữa AUKUS và ASEAN, bởi thỏa thuận liên minh của ba quốc gia này liên quan đến không gian của Hiệp hội. Nhà ngoại giao Việt Nam đã chỉ ra rằng phía ASEAN cũng nên suy nghĩ, tại sao lại nảy sinh thoả thuận liên quan đến lãnh thổ ASEAN mà Hiệp hội không hề hay biết gì. Đồng thời, ông thừa nhận AUKUS là công cụ của ba nước nhằm gia tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á trong bối cảnh thái độ hung hăng của Trung Quốc đang gây đe dọa. Nếu nhìn tổng thể, thì cả Malaysia cũng tán thành lập trường không hoan nghênh của Indonesia và Việt Nam đối với cơ cấu quân sự mới. Thủ tướng Malaysia bày tỏ nỗi lo ngại rằng AUKUS có thể kích thích các thế lực khác hành động gây hấn mạnh hơn ở Biển Đông. Trong khi đó, Singapore ngược lại cho rằng khối quân sự mới có thể đóng góp vào sự nghiệp xây dựng hòa bình và ổn định trong khu vực. Philippines cũng hy vọng thỏa thuận của khối quân sự này có thể giúp cân bằng với sức mạnh của Trung Quốc trong khu vực. Ngoại trưởng Philippines nhận định rằng việc tăng cường năng lực của các đồng minh nước ngoài thân cận nhất cần phát huy tác dụng khôi phục và duy trì cân bằng lực lượng hơn là gây xáo trộn».